Sự thật bất ngờ tại doanh nghiệp của đại gia công nghệ Trương Gia Bình

Doanh nghiệp của đại gia từng giàu nhất Việt Nam Trương Gia Bình vẫn là một quyền lực công nghệ nhưng sự nặng nề của ông lớn gia công phần mềm khiến nhiều người lo lắng. Các lãnh đạo cốt cán đang âm thầm lui về phía sau.

Cổ phiếu FPT của Công ty cổ phần FPT của ông trùm công nghệ Trương Gia Bình vừa có 7 phiên tăng liên tiếp với tổng mức tăng từ mức 44.400 đồng, lên 47.200 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản cổ phiếu FPT cũng ở mức cao, tăng vọt trong 2 phiền vừa qua, lên trên 1 triệu đơn vị mỗi phiên, trị giá 50-60 tỷ đồng.

Đây là một màn trình diễn khá ngoạn mục sau khi các cổ đông thắc mắc với câu hỏi cổ phiếu FPT gần đứng im trong cả một năm vừa qua cho dù chỉ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu (P/E) ở mức thấp.

Hiện tượng cổ phiếu FPT tăng sau đại hội được cho là do doanh nghiệp công bố nhiều thông tin tốt và một loạt kế hoạch khá hấp dẫn. FPT chi ngàn tỉ để trả cổ tức cho cổ đông với tỉ lệ giống như 5 năm trước đó: 30%.

Năm 2019, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế ở mức 15-16% lên tương ứng 26,7 ngàn tỉ đồng và 4,5 ngàn tỉđồng. Lợi nhuận trước thuế của khối công nghệ thậm chí tăng trên 27% lên trên 1,9 ngàn tỉ đồng,...

Sự thật bất ngờ tại doanh nghiệp của đại gia công nghệ Trương Gia Bình  - Ảnh 1.

Ông Trương Gia Bình.


Hầu hết các đánh giá đều cho rằng, FPT là một doanh nghiệp công nghệ đầu ngành, có tốc độ tăng trưởng ổn định và chịu ít rủi ro trong ngắn hạn, tiềm năng của doanh nghiệp lớn, được cổ đông ngoại quan tâm,...

Tuy nhiên, một sự thật là mức tăng giá của FPT khiến giới đầu tư nản lòng. Cổ phiếu FPT không hề tăng, mà trên thực tế là còn đang thấp hơn so với giá những phiên đầu niêm yết trên sàn chứng khoán cách đây hơn 12 năm (giá điều chỉnh).

Hơn 12 năm trời ròng rã, thị giá cổ phiếu FPT mới trở lại giai đoạn đó cho dù tập đoàn này được cho là đã thay đổi rất nhiều, và vẫn là doanh nghiệp công nghệ và viễn thông đầu ngành. Trong khi đó, có một sự thật là hàng loạt các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp đi sau khác có sự bứt phá ngoạn mục.

Trong 10 năm qua, các nhà đầu tư rót tiền vào Vinamilk và Vingroup có thể hưởng mức lợi nhuận hàng ngàn phần trăm. Đầu tư vào VIC và VNM nhà đầu tư lãi hàng chục lần trong vòng 1 thập kỷ. Có những năm cổ phiếu Vingroup tăng gấp 3 lần, và cổ phiếu của ông Phạm Nhật Vượng vẫn đứng ở mức gần đỉnh cao lịch sử.

Quy mô vốn hóa của Vingroup lên 370 ngàn tỉ đồng thì FPT mới ở mức chưa tới 29 ngàn tỉ đồng. Còn doanh nghiệp chủ sở hữu Zalo (VNG) vừa được quỹ đầu tư của Temasek mua cổ phần với định giá lên tới hơn 2 tỉ USD. Giá cổ phiếu được giao dịch ở mức gấp 186 lần mệnh giá.

Trong khi cổ phiếu FPT giậm chân tại chỗ thì một cổ phiếu đối thủ của tập đoàn này là CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (CMG) trỗi dậy mạnh mẽ, và giành được thị phần đáng kể. Kể từ cuối năm 2018 tới nay, cổ phiếu CMG đã tăng giá thêm 50%, từ mức dưới 20.000 đồng/cổ phiếu, lên 30.000 đồng/cổ phiếu như hiện tại.

Các đánh giá cho thấy, tiềm năng tăng trưởng của FPT còn rất lớn, nhất là khi tập đoàn này vừa mới tái cơ cấu, tập trung vào mảng kinh doanh có biên lợi nhuận cao thay vì dàn trải nhiều lĩnh vực như giai đoạn trước.

Nhưng sự thay đổi dường như khá chậm. Trong khi công ty thành viên của CMG - CMC Telecom - đã ra mắt tuyến đường trục cáp quang Bắc Nam giúp nâng tầm CMG lên một vị thế mới. Hiện tại, FPT và CMG là 2 nhà tích hợp hệ thống lớn nhất Việt Nam nhưng doanh thu mảng này của FPT đang sụt giảm, trong khi CMG tăng trưởng đều đặn.

Theo kế hoạch, năm 2019 FPT sẽ đẩy mạnh hoạt động của lĩnh vực xuất khẩu phần mềm với các định hướng như tập trung bán dịch vụ cho các khách hàng lớn, bán các giải pháp công nghệ của FPT; đầu tư trọng điểm vào công nghệ chuyển đổi số; nâng cao năng lực chuyên sâu trong một số ngành trọng điểm và theo sát sự phát triển mở rộng của khách hàng trong ngành hàng không, ô tô, tài chính, ngân hàng, robot... FPT dự kiến đẩy mạnh đầu tư cho khối viễn thông và khối công nghệ.

Tuy điều mà nhiều nhà đầu tư lo ngại là vấn đề động lực cho FPT trong giai đoạn tới. Tất cả những gì FPT đã làm như phần mềm, viễn thông... chưa thực sự bứt phá. FPT chưa có những dự án, sản phẩm bật lên như Zalo của VNG, hay như các ứng dụng fintech nổi lên gần đây như MoMo, Moca,...

Mảng bán lẻ của FPT cũng gặp nhiều khó khăn. Trang bán hàng trực tuyến Sendo hay chuỗi FPTShop đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt.

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.