Tân Châu quy hoạch, đầu tư hàng loạt dự án, chuẩn bị lên thành phố trực thuộc An Giang

Thị xã Tân Châu đã xây dựng các nghị quyết chuyên đề, trong đó có nghị quyết về đầu tư phát triển thị xã Tân Châu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh An Giang.

Tân Châu là thị xã đầu nguồn của tỉnh An Giang, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có đường biên giới dài 6,2 km giáp với Campuchia, có cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế biên mậu của tỉnh.

Ngày 19/12/2019, thị xã Tân Châu đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III tại Quyết định số 1060/QĐ-BXD.

Tân Châu đầu tư hàng loạt dự án, phấn đấu lên thành phố trực thuộc An Giang - Ảnh 1.

Một góc thị xã Tân Châu hiện nay. (Ảnh: TTXVN).

Cổng thông tin tỉnh An Giang đưa tin, để xây dựng và phát triển thị xã Tân Châu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trong thời gian tới, thị xã đã đề ra một số chỉ tiêu trọng yếu, trong đó, trọng tâm là các tiêu chí về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị thị xã Tân Châu đến năm 2030.

Cụ thể là giai đoạn 2021 - 2022, tỉnh điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đồng thời, tỉnh tiến hành điều chỉnh nhiều nội dung khác: Quy hoạch chung thị xã đến năm 2040, quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị thị xã, chương trình phát triển đô thị thị xã đến năm 2040. 

Giai đoạn 2022 - 2023, tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch phân khu cho các khu vực đô thị hóa cao có khả năng trở thành phường trong tương lai. 

Giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh lập các đồ án quy hoạch phân khu cho các khu vực đô thị hóa cao có khả năng trở thành phường (bao gồm 5 xã: Tân An, Long An, Phú Vĩnh, Vĩnh Xương, Châu Phong). 

Giai đoạn 2024 - 2025, tỉnh lập đề án đề nghị công nhận thị xã Tân Châu là đô thị loại III (phạm vi nội thị mở rộng để lên thành phố). 

Đồng thời, An Giang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng các phường dự kiến và lập đề án đề nghị thành lập thành phố Tân Châu và các phường trực thuộc thành phố (khi đủ điều kiện) trong giai đoạn này.

Hiện tại, thị xã Tân Châu đã và đang đẩy mạnh quy hoạch và đầu tư hạ tầng, trong đó bố trí lại dân cư, sắp xếp hình thành các cụm công nghiệp, ngành sản xuất. 

Cụ thể, địa phương mở rộng địa giới hành chính, thành lập mới 5 phường gồm Châu Phong, Phú Vĩnh, Long An, Tân An, Vĩnh Xương, hình thành đô thị trung tâm trên 65% là phường. 

Song song đó, Tân Châu có kế hoạch sớm triển khai dự án Khu đô thị mới Sao Mai 99,8 ha do Tập đoàn Sao Mai đầu tư; dự án san lắp Kênh Vĩnh An ( giai đoạn 2), hình thành các khu dân cư mới; công trình Tuyến kè đầu kênh Vĩnh An (từ bờ kè đến chùa Ông).

Địa phương cũng triển khai các dự án thuộc khu vực cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương như: Khu cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương (đường bộ), Khu Thương mại và vui chơi giải trí khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương, Khu tái định cư Vĩnh Xương mở rộng.

Trước mắt, Tân Châu tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất, phối hợp thực hiện dự án cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu; kè Châu Phong; xây dựng tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp (thuộc tuyến Quốc lộ N1 đoạn thị xã Tân Châu và Châu Đốc). 

Triển khai dự án nâng cấp Quốc lộ 80B kết nối Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương với Vương Quốc Campuchia; nâng cấp mở rộng đường Tỉnh 953; triển khai dự án đường Lương Đình Của nối dài giáp đường Nguyễn Thị Định, Nguyễn Tri Phương nhằm từng bước tạo ra một hệ thống giao thông đồng bộ.

Tân Châu sẽ xây dựng khu thương mại dịch vụ chính cặp sông Tiền, các siêu thị bố trí trên trục trung tâm hoặc các giao lộ chính, khu xuất nhập khẩu, các dịch vụ hỗ trợ tại cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương. 

Hình thành chuỗi Khu dịch vụ - du lịch và các trung tâm chuyên ngành khai thác tiềm năng lợi thế của từng địa phương gồm có: Trung tâm giáo dục; các trung tâm y tế; trung tâm văn hoá, thể dục thể thao và câu lạc bộ thể thao sẽ làm tăng chỉ tiêu đất dân dụng. 

Phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thị xã. Đổi mới cơ chế chính sách phù hợp, thu hút nguồn nhân lực từ các vùng phụ cận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi lao động tại chỗ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp - Xây dựng - Nông nghiệp công nghệ cao.

Dự kiến sau khi hoàn thành, Tân Châu sẽ là một trong ba trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh An Giang. 

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.