Tăng giờ làm thêm tối đa 400 giờ mỗi năm làm tăng nguy cơ tai nạn

Theo ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, việc tăng giờ làm thêm tối đa 400 giờ/năm là quá cao và làm tăng nguy cơ tai nạn nhưng năng suất không tăng.
tang gio lam them toi da 400 gio moi nam lam tang nguy co tai nan Hướng dẫn tính trợ cấp thôi việc cho người lao động
tang gio lam them toi da 400 gio moi nam lam tang nguy co tai nan Bộ Lao động đề xuất tăng gấp ba giờ làm thêm
tang gio lam them toi da 400 gio moi nam lam tang nguy co tai nan
Tăng giờ làm thêm không cải thiện chất lượng sống của công nhân. Ảnh K.A

Tại dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần 2, cơ quan soạn thảo đề xuất tăng số giờ làm thêm tối đa của người lao động lên 400 giờ/năm thay vì 300 giờ/năm như quy định hiện hành.

Bộ luật Lao động hiện hành quy định việc làm thêm giờ do các bên thỏa thuận nhưng số giờ làm thêm tối đa của người lao động là không quá 50% giờ làm chính/ngày và không quá 30 giờ/tháng cũng như không quá 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ/năm.

Tuy nhiên, theo ông Lê Đình Quảng, việc vi phạm vượt quá qui định này rất lớn. Thực tế qua các khảo sát, người lao động không muốn làm thêm nhưng họ buộc phải làm thêm do lương cơ bản chưa cao.

Ông Quảng cho biết, quan điểm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ VN) luôn ủng hộ việc tăng giờ làm thêm nhưng trong mức độ vừa phải. “Tăng giờ làm thêm phải tăng lương lũy tiến cho người lao đồng như vậy mới giải quyết hài hòa nhu cầu người lao động và doanh nghiệp. Vì làm thêm mục đích là giải quyết các vấn đề đột xuất thay vì các doanh nghiệp lợi dụng để không tuyển dụng thêm lao động”, ông Quảng giải thích.

Cũng theo ông Quảng, LĐLĐ VN đã có văn bản, đề nghị nên tăng mức độ vừa phải từ 200giờ/năm lên 250giờ/năm hoặc tối đa là 300giờ/năm. Trường hợp đặc biệt có thể lên 400giờ/năm. Song song đó phải có cách tính lũy tiến tiền lương của người lao động khi làm thêm giờ.

tang gio lam them toi da 400 gio moi nam lam tang nguy co tai nan
Dù tăng ca nhiều, công nhân vẫn chật vật với cuộc sống. Ảnh: K.A

Có như vậy mới tránh được việc doanh nghiệp dùng qui định giờ làm thêm tối đa để không tuyển dụng lao động nhằm giảm chi phí làm ảnh hưởng đời sống người lao động khi tiền lương không tương xứng với sức người lao động bỏ ra.

Vị Phó phòng Quan hệ Lao động LĐLĐ VN cũng đề xuất khi làm thêm phải tính toán tiêu chuẩn lao động, điều kiện lao động cũng như tính toán các yếu tố kinh tế, xã hội, sức khỏe, điều kiện lao động và phải đặc trong mối quan hệ với giờ làm việc chính thức.

“Chúng ta phải đặt vấn đề, tăng giờ làm thêm có ảnh hưởng đến nhu cầu lao động. Một điều chắc chắn là, nếu tăng giờ làm thêm các doanh nghiệp sẽ hạn chế tuyển dụng lao động như vậy lượng lao động không có việc làm ở nước ta có nguy cơ tăng cao”, ông Quảng cho biết.

Đồng thời ông Quảng cũng thẳng thắn nêu rõ, nếu điều kiện, môi trường lao động tốt giờ làm thêm có thể tăng nhưng với môi trường làm việc khắc nghiệt và công việc nặng, cường độ lao động cao thì tăng giờ làm thêm sẽ không hiệu quả. Các nghiên cứu, thống kê trên thế giới và tại Việt Nam đều cho thấy khi lao động làm thêm nhiều năng suất lao động không tăng nhưng nguy cơ gây tai nạn tăng cao.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cho rằng trên thực tế, so với các quốc gia trong khu vực, số giờ làm thêm tối đa của người lao động Việt Nam hiện ở mức thấp (giờ làm thêm trần ở Trung Quốc 432 giờ/năm, Indonesia: 728 giờ/năm, Hàn Quốc 624 giờ/năm).

tang gio lam them toi da 400 gio moi nam lam tang nguy co tai nan
Quỹ thời gian làm việc trong năm của một số quốc gia. Nguồn TLĐLĐ VN

Tuy nhiên, thực tế số giờ làm thêm của người lao động ở Việt Nam vẫn cao hơn rất nhiều nước như Nga (120 giờ/năm), Bồ Đào Nha (150 giờ/năm), Pháp (180 giờ/năm)… Và việc so sánh này phải gắn với quy định thời giờ làm việc ở Việt Nam rất cao, tối đa 48 giờ/tuần.

Do đó nếu tính tổng thời gian làm chính và làm thêm người lao động Việt Nam đang làm nhiều hơn người lao động Indonesia 12 giờ/năm, nhiều hơn người Hàn Quốc 172 giờ/năm và nhiều hơn người Trung Quốc 332 giờ/năm. Và nếu dự thảo được thông qua người lao động Việt Nam sẽ làm nhiều hơn 100 giờ cộng với giờ chênh của người lao động các nước trên.

Phải thừa nhận hiện nay năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp so với khu vực và thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Năng suất châu Á, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn hai lần so với năng suất bình quân khu vực Cộng đồng kinh tế ASEAN. Còn theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần.

Tuy nhiên, theo ông Quảng, điều này không phải hoàn toàn do lỗi của người lao động mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường làm việc, trang thiết bị máy móc của doanh nghiệp. Tăng năng suất lao động không phải bằng cách kéo dài thời gian làm việc mà phải thông qua việc cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất và sử dụng thiết bị hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực. Do đó, việc tăng giờ làm thêm để tăng năng suất chỉ đáp ứng nguyện vọng một phía cho doanh nghiệp thì sẽ thiệt thòi cho người lao động.

tang gio lam them toi da 400 gio moi nam lam tang nguy co tai nan Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tăng giờ làm thêm, thêm phương án tuổi nghỉ hưu

Hàng loạt sửa đổi đã được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, ...

Nhận định về vấn đề trên TS Ôn Tuấn Bảo, nguyên Vụ trưởng Bộ LĐ TB-XH cho rằng, việc tăng giờ làm thêm cần phải căn cứ vào tính chất nghề nghiệp, môi trường và cường độ làm việc cũng như sức khỏe người lao động. Do đó không nên áp dụng đại trà cho mọi ngành nghề, doanh nghiệp.

“Hiện nay, việc làm thêm chưa tạo được nguồn thu tương xứng cho người lao động. Và, tăng giờ làm thêm cũng không cải thiện được năng suất lao động vì rất nhiều nghiên cứu cho thấy tăng giờ làm thêm sẽ tăng nguy cơ tai nạn nhưng năng suất không cao.

Do đó, việc điều chỉnh các chính sách tiền lương , chính sách sử dụng lao động của doanh nghiệp hướng tới cải thiện điều kiện lao động, tạo điều kiện cho người lao động có điều kiện học hỏi, phát triển thêm các kỹ năng… là điều cần thiết để cải thiện năng suất”, vị tiến sĩ chia sẻ.

Riêng TS Đoàn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ TB-XH khi được hỏi về việc tăng giờ làm thêm tối đa 400 giờ/năm đã cho biết hiện Bộ đang đón nhận các ý kiến đa chiều và vì thế đang cần lắng nghe.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.