'Tăng tuổi nghỉ hưu là việc không thể chậm trễ'

TTO - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung nói như vậy chiều 19-5 khi đề cập tới các nội dung nêu trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 bắt đầu từ ngày 20-5 tới.
Tăng tuổi nghỉ hưu là việc không thể chậm trễ - Ảnh 1.

"Tăng độ tuổi nghỉ hưu đối với người lao động hiện nay là việc không thể chậm trễ" - bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói vào chiều 19-5 - Ảnh: B.D.

Theo bộ trưởng Đào Ngọc Dung, tình hình lao động nhìn chung ở các quốc gia trên thế giới hiện nay đang rất bức thiết. Sự già hóa dân số cùng nhiều yếu tố khác khiến nhiều quốc gia thiếu hụt trầm trọng nhân công, lao động để phục vụ phát triển kinh tế.

"Romania vừa rồi bay qua hai lần làm việc với chúng ta để bàn về vấn đề hợp tác lao động. Thậm chí một nước vốn có tỉ lệ thất nghiệp rất thấp, đào tạo nghề tốt nhất hiện nay như Đức cũng phải qua làm việc với Việt Nam để bàn về vấn đề lao động. Họ đã đầu tư qua Việt Nam một trung tâm đào tạo tại Đông Anh, Hà Nội... Nói như thế để thấy được tình hình chung hiện nay vấn đề lao động đang rất bức thiết" - bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung nói chiều 19-5 khi nghe thẩm tra về dự án Bộ Luật lao động sửa đổi.

Theo bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội, những nội dung mà lần này Chính phủ trình ra Quốc hội về bộ Luật Lao động sửa đổi đang rất cần được báo chí, các đại biểu Quốc hội ủng hộ, làm tốt công tác tuyên truyền để tới được đông đảo quần chúng nhân dân.

Vấn đề cần được hiểu rõ nhất, theo bộ trưởng Dung là câu chuyện tăng tuổi tuổi hưu. "Chúng ta phải xác định rằng nếu với lộ trình áp dụng Luật lao động sửa đổi như hiện nay thì tới năm 2036 người phụ nữ đầu tiên mới nghỉ hưu ở độ tuổi lao động mà luật sửa đổi đề xuất, tức là tuổi 60.

Và đến 2029 thì người nam giới ở dạng lao động bình thường mới nghỉ hưu ở tuổi 62. Chứ không phải bây giờ nói nghỉ hưu là chúng ta hình dung rằng sẽ nghỉ hưu tất cả" - bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói và cho biết hiện nay trong công nhân và nhiều lực lượng đang chưa hiểu đúng vấn đề của chuyện tăng tuổi nghỉ hưu.

"Tôi rất muốn nhờ báo chí, đại biểu Quốc hội tuyên truyền nhiều để cho mọi người có thể hiểu rõ vấn đề này" - ông Đào Ngọc Dung nhắc lại lời đề nghị để dư luận hiểu thông suốt dự thảo luật mà Bộ Lao động - thương binh và xã hội là cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo.

Tăng tuổi nghỉ hưu là việc không thể chậm trễ - Ảnh 2.

Đề xuất kéo dài tuổi lao động đang nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Trong ảnh: Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu chiều 19-5 về dự thảo bộ luật Lao động sửa đổi - Ảnh: B.D.

Làm rõ hơn về nội dung đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết điều kiện để nâng tuổi nghỉ hưu như dự thảo bộ luật đề xuất là dành riêng cho những lao động làm việc trong điều kiện bình thường.

Những đối tượng suy giảm sức khỏe, suy giảm lao động, lao động trong điều kiện nặng nhọc... thì sẽ có chính sách khác, những đối tượng này không những không tăng tuổi hưu mà còn được giảm tuổi hưu xuống 5 năm.

Bên cạnh đó, để tận dụng tối đa trình độ, kinh nghiệm của lực lượng lao động có trình độ cao như các giáo sư, phó giáo sư; tận dụng những người làm việc trong một số ngành nghề đặc biệt như tòa án, kiểm sát... thì các đối tượng này có thể kéo dài tuổi lao động thêm 5 năm.

"Ngoài ra dự thảo nghị định chúng tôi còn thiết kế một mục dành cho những trường hợp đặc biệt như suy giảm sức khỏe 61% thì sẽ được quyền lựa chọn tuổi hưu, trong dự thảo của Luật Lao động sửa đổi dự kiến có thể nghỉ sâu tới 10 năm. Những đối tượng bị suy giảm sức khỏe tới 81% thì bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng được nghỉ hưu ngay.

Chúng tôi cũng thiết kế đồng bộ Luật Lao động sửa đổi sao cho đồng bộ với các luật khác, ví dụ như bảo hiểm. Người lao động có thể đóng bảo hiểm thấp xuống mức còn 15 năm và tiến tới sẽ là 10 năm. Nghĩa là luật Lao động sẽ đồng bộ với các luật khác chứ không phải nói tăng tuổi hưu là tăng cứng nhắc" - bộ trưởng Đào Ngọc Dung kết thúc vấn đề.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.