Tàu vỏ thép chưa bàn giao đã hỏng, ngư dân lâm cảnh nợ nần

Một ngư dân Quảng Nam đầu tư đóng tàu vỏ thép nhưng chưa bàn giao tàu đã hỏng. Gần 2 năm qua, gia đình lâm cảnh nợ nần vì phải trả lãi vay ngân hàng, mất cọc tiền bạn tàu.
 

Đó là tình cảnh của ngư dân Trần Văn Liên (51 tuổi), trú tổ 3, thôn Tân An, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Liên trình bày, gia đình ông đầu tư đóng tàu vỏ thép QNa-94679 TS, công suất 940 CV, hành nghề chụp mực với trị giá hơn 16 tỷ đồng.

Trong tổng số tiền đó, gia đình ông Liên bỏ ra 800 triệu đồng, còn lại được ngân hàng BIDV cho vay theo Nghị định 67 của Chính phủ.

tau vo thep chua ban giao da hong ngu dan lam canh no nan
Tàu vỏ thép của ngư dân Trần Văn Liên nằm bờ gần 2 năm qua vì hỏng máy. Ảnh: Quang Nam

“Gia đình tôi hợp đồng với Công ty Cổ phần đóng tàu Bảo Duy (Công ty Bảo Duy) có trụ sở tại Đà Nẵng và Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Liên Á (Công ty Liên Á) tại Hà Nội.

Tàu đóng từ tháng 9/2015 và dự kiến bàn giao ngày 30/4/2016. Tuy nhiên, tháng 3/2016 tàu chạy thử đường dài thì chết máy, nằm bờ ở âu thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng đến nay đã gần 2 năm”, ông Liên nói.

Theo ông Liên, sau khi tàu hỏng, Công ty Liên Á kiểm tra thì lốc máy bị hỏng. Gia đình ông và hai công ty trên đã làm việc nhiều lần nhưng không có kết quả bởi đổ lỗi cho nhau nên ông khiếu kiện hai công ty ra TAND TP Tam Kỳ giải quyết.

TANDTP Tam Kỳ sau đó đã hai lần tổ chức xét xử, tuy nhiên đều bị hoãn vì yêu cầu bổ sung hồ sơ, người đại diện vắng mặt theo quy định.

tau vo thep chua ban giao da hong ngu dan lam canh no nan
Ngư dân Trần Văn Liên đang lâm cảnh nợ nần vì gần 2 năm qua tàu vỏ théo bị hỏng. Ảnh: Quang Nam

“Từ khi tàu nằm bờ, gia đình tôi lâm cảnh nợ nần chồng chất vì trước đó đã cầm sổ đỏ vay ngân hàng hơn 500 triệu đồng để trả cho bạn thuyền. Tuy nhiên, tàu hỏng nên tiền cọc mất trắng, họ đã đi tàu khác còn tôi phải trả lãi ngân hàng. Các con tôi cũng phải đi làm thuê kiếm sống”, ông Liên nói.

Trả lời về việc tàu vỏ thép của ông Liên bị hư hỏng, đại diện Công ty Bảo Duy cho rằng, đơn vị chỉ hợp đồng đóng tàu, còn về phần máy do Công ty Liên Á cung cấp và lắp ráp.

Công ty này đã bỏ vốn ra hơn 10 tỷ đồng để đóng tàu cho ông Liên, trong khi chỉ mới nhận 3 tỷ đồng từ ngân hàng.

Sau khi tàu ông Liên hư hỏng, Công ty Bảo Duy đã quyên góp số tiền 600 triệu đồng để mua phụ tùng thay thế máy nhưng không được. Việc tàu ông Liên hư hỏng, kiện ra tòa là điều rất đáng tiếc, chờ tòa phân xử.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài tàu ông Liên thì tàu vỏ thép QNa-95997 TS, công suất 822 CV, trị giá hơn 11 tỷ đồng của ông Phan Thu (trú thôn Bình Tân, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) cũng bị hỏng khi vay ngân hàng đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ.

Ngày 12/6, khi tàu ông Thu đánh bắt ngoài ngư trường Trường Sa cách bờ khoảng 135 hải lý thì tàu bị hư hỏng hộp số và trôi tự do trên biển. Tàu này sau đó được lai dắt vào bờ tại Đà Nẵng để sửa chữa hư hỏng nhưng chưa xong.

Ông Huỳnh Tấn Đức, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện toàn tỉnh Quảng Nam có 61 tàu vỏ thép theo Nghị định 67 của Chính phủ, trong đó, có khoảng 32 tàu vỏ thép hầu như đã đưa vào hoạt động có hiệu quả.

Về trường hợp ngư dân Trần Văn Liên, Sở đang theo dõi, chờ phán quyết của TAND TP Tam Kỳ để có hỗ trợ pháp lý cần thiết.

tau vo thep chua ban giao da hong ngu dan lam canh no nan Phó thủ tướng yêu cầu rà soát chất lượng tàu cá đóng theo Nghị định 67

Trước thực trạng tàu thép gặp sự cố nằm bờ, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu cơ quan chức năng rà soát, kiểm ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.