Thái Lan điều tra vụ việc tự vệ với màng bọc bằng nhôm nhập khẩu

Sản phẩm màng bọc bằng nhôm nhập khẩu bị điều tra có độ dày không quá 0.2 mm, mã HS: 7607.11.00.000 và 7607.19.00.090 theo Mã hải quan Thái Lan. Nguyên đơn gồm Công ty TNHH Varopakorn Public, Công ty TNHH Nhôm Nikkei Siam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 24/9, Thái Lan đã thông báo với Ủy ban Tự vệ WTO về việc nước này đã khởi xướng vụ việc tự vệ với màng bọc bằng nhôm (aluminium foil) vào ngày 18/9/2020.

Sản phẩm bị điều tra có độ dày không quá 0.2 mm, mã HS: 7607.11.00.000 và 7607.19.00.090 theo Mã hải quan Thái Lan.

Theo thông báo của Thái Lan, nguyên đơn gồm Công ty TNHH Varopakorn Public, Công ty TNHH Nhôm Nikkei Siam, đại diện ngành sản xuất trong nước, cho rằng hàng nhập khẩu đã gia tăng về mặt tuyệt đối từ 77.903 tấn năm 2017 lên 94.735 tấn năm 2018 và tiếp tục tăng lên 82.092 tấn vào 3 quí đầu năm 2019. 

Dựa trên việc đánh giá sơ bộ các yếu tố liên quan đến tình hình của ngành sản xuất (hàng hóa nhập khẩu tăng thị phần, sự thay đổi trong doanh số bán hàng trong nước, sản lượng, năng suất, công suất thực tế, tỷ suất lợi nhuận và lao động), cơ quan điều tra kết luận hàng nhập khẩu gây thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng với ngành sản xuất trong nước vì giảm thị phần, lượng bán hàng, năng suất và công suất sử dụng.

Do tình hình dịch bệnh COVID-19, tất cả các nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các bên liên quan khác muốn nộp bằng chứng, tài liệu, quan điểm hoặc bình luận liên quan đến vụ việc sẽ nộp bằng văn bản cho Cục Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan bằng email tới địa chỉ pavineeb@moc.go.th muộn nhất là trước 16h30 ngày 5/10/2020 (giờ Thái Lan). Các bên có ý kiến phản đối phải gửi lập luận bằng văn bản trước 16h30 ngày 30/10/2020.

Theo số liệu Cục Phòng vệ thương mại thu thập tại trang trademap.org, Thái Lan nhập khẩu từ Việt Nam sản phẩm có mã HS 7607.19.00.090 với trị giá là 121.000 USD (2017), 132.000 USD (2018) và 90.000 USD (2019), trong khi tổng trị giá nhập khẩu tương ứng của Thái Lan là khoảng 98,3 triệu USD (2017), 131 triệu USD (2018) và 120,5 triệu USD (2019).

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.