Thái Nguyên khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đai tại khu công nghiệp

Do năng lực nhà đầu tư yếu cho nên nhiều năm qua, hạ tầng một số khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh Thái Nguyên không được xây dựng hoàn thiện, dẫn đến không thu hút được nhà đầu tư thứ cấp, gây lãng phí. Ðể khắc phục tình trạng này, thời gian gần đây, Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều giải pháp để giải quyết bất cập này.
Thái Nguyên khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đai tại khu công nghiệp - Ảnh 1.

Hạ tầng Khu C, Khu công nghiệp Nam Phổ Yên gần đây được triển khai để thu hút các nhà đầu tư.

Năng lực nhà đầu tư yếu

Từ nhiều năm trước, tỉnh Thái Nguyên đã được phê duyệt qui hoạch Khu C, Khu B KCN Nam Phổ Yên, Khu B KCN Ðiềm Thụy với diện tích gần 250 ha. 

Sau khi được phê duyệt qui hoạch, Ban Quản các KCN Thái Nguyên đã cùng chính quyền địa phương nỗ lực giải phóng mặt bằng, nhân dân đồng thuận, nhưng do năng lực nhà đầu tư hạn chế dẫn đến việc đền bù giải phóng mặt bằng không dứt điểm, diện tích đã giải phóng được mặt bằng thì hạ tầng KCN không được đầu tư hoàn thiện nên không thu hút được nhà đầu tư, đất đai vì thế bị bỏ hoang, gây lãng phí.

Ðiển hình là Công ty TNHH Ðầu tư và Phát triển hạ tầng Lệ Trạch (Công ty Lệ Trạch) được tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư hạ tầng Khu C KCN Nam Phổ Yên từ năm 2013, với diện tích 44,4 ha. 

Sau đó, chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã giải phóng xong mặt bằng diện tích này, Công ty Lệ Trạch được UBND tỉnh Thái Nguyên giao đất giai đoạn 1 với diện tích 22,6 ha và đã tiến hành đầu tư hạ tầng KCN như san lấp mặt bằng, làm đường trục chính, tường rào, cấp, thoát nước và đã thu hút được bảy dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh. 

Tuy nhiên, còn khoảng 22 ha cạnh quốc lộ 3, gần Thủ đô Hà Nội rất thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, nhưng nhiều năm qua không được Công ty Lệ Trạch đầu tư hoàn thiện hạ tầng, đất đai bị bỏ hoang, lãng phí. 

Ông Trần Văn Sĩ ở xóm Phú Thịnh, xã Trung Thành, thị xã Phổ Yên bức xúc cho biết: "Cánh đồng của xóm chúng tôi vốn là đất "bờ xôi ruộng mật", một năm cấy hai vụ lúa, nhưng sau khi thu hồi, người ta san lấp nham nhở rồi bỏ đấy, trở thành nơi chăn thả gia súc, nơi thải rác, vứt xác động vật chết gây ô nhiễm môi trường. 

Trong khi đó, một số gia đình bị thu hồi hết đất nông nghiệp, không có việc làm ổn định, đời sống khó khăn đã kiến nghị, nếu không làm KCN nữa thì giao lại đất để canh tác nông nghiệp".

Cách đấy không xa là Khu B KCN Nam Phổ Yên cũng có nhiều diện tích đất đang bị bỏ hoang. Cụ thể, Công ty TNHH MTV Ô-tô Xuân Kiên Vinaxuki (Công ty Xuân Kiên) được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư hạ tầng Khu B KCN Nam Phổ Yên từ hơn 10 năm trước với diện tích 26,7 ha vốn là đất nông nghiệp của nhân dân. 

Sau đó, việc giải phóng mặt bằng được triển khai thuận lợi, người dân có đất bị thu hồi đồng thuận và công ty được UBND tỉnh giao đất giai đoạn 1 với diện tích là 6,85 ha. 

Trên diện tích được giao này, Công ty Xuân Kiên đã xây dựng Nhà máy Ðúc gang và Thép hợp kim cao cấp, nhưng nhà máy "đắp chiếu" nhiều năm qua, gây lãng phí đất đai. 

Việc giải phóng mặt bằng gần 20 ha còn lại tiếp tục diễn ra khá thuận lợi, nhưng đúng vào thời điểm Nghị định số 69/2009/NÐCP về qui hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư chuẩn bị có hiệu lực thi hành (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-10-2009) nên người dân đề nghị được áp dụng mức đền bù, hỗ trợ theo qui định của Nghị định số 69, thay vì áp dụng Nghị định 84 như trước. 

Do yêu cầu về mặt bằng để thi công dự án, Công ty Xuân Kiên đề nghị chính quyền địa phương chi trả tiền cho các hộ dân theo phương án đã được phê duyệt (phương án áp dụng Nghị định số 84), số tiền chênh lệch tính theo Nghị định 69 là 18 tỉ đồng sẽ chi trả sau, các hộ dân đã chấp thuận nhận tiền, bàn giao mặt bằng. 

Tuy nhiên, đến nay người dân vẫn chưa nhận được số tiền 18 tỉ đồng, dẫn đến dự án không thể tiếp tục triển khai. 

Tương tự như vậy, tỉnh Thái Nguyên giao Công ty CP Ðầu tư APEC Thái Nguyên làm chủ đầu tư hạ tầng Khu B KCN Ðiềm Thụy trên tổng diện tích gần 170 ha. 

Tính đến cuối năm 2018, công ty này mới bồi thường giải phóng mặt bằng được gần 23 ha, san nền, xây dựng đường nội bộ và đã thu hút được bốn dự án đầu tư, phần diện tích còn lại khoảng 147 ha vẫn nằm yên từ nhiều năm qua, do nhà đầu tư không có năng lực đầu tư hạ tầng.

Ðưa đất vào sử dụng

Không thể để đất KCN bị bỏ hoang kéo dài thêm nữa, thời gian gần đây, lãnh đạo Ban Quản các KCN Thái Nguyên đã có nhiều giải pháp kiên quyết như: nếu nhà đầu tư nào không có năng lực triển khai dự án đầu tư hạ tầng thì tham mưu cho tỉnh chấm dứt dự án, hoặc giải quyết phần đã đầu tư trên đất để mời gọi nhà đầu tư khác có năng lực đầu tư dự án, tránh lãng phí nguồn lực đất đai. 

Phó Trưởng Ban Quản các KCN Thái Nguyên Trần Văn Long cho biết: "Nhà đầu tư nào còn có khả năng thực hiện dự án thì chúng tôi yêu cầu cam kết tiến độ, đồng thời cùng với các sở, ngành của tỉnh tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục thực hiện dự án nhằm thu hút các nhà đầu tư thứ cấp xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất".

Với cách làm đó, sau khi thu xếp được nguồn lực, gần đây Công ty CP Ðầu tư APEC Thái Nguyên cam kết tiến độ xây dựng hạ tầng Khu B KCN Ðiềm Thụy, tích cực phối hợp cấp, ngành chức năng giải quyết những bất cập về mặt bằng. 

Ðại diện Ban Giải phóng mặt bằng huyện Phú Bình chia sẻ: Vướng mắc về mặt bằng đối với dự án đầu tư hạ tầng Khu B KCN Ðiềm Thụy là phải giải quyết sự chênh lệch giá bồi thường theo phương án đã phê duyệt trước Luật Ðất đai 2013 với thời điểm hiện nay và hỗ trợ tài sản phát sinh cho người dân đến nay đã được giải quyết, được sự đồng thuận của nhân dân. 

Sau khi giải quyết dứt điểm những bất cập về mặt bằng, thì chủ đầu tư đang đẩy mạnh thi công hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. Thời gian gần đây, Ban Quản các KCN tích cực hỗ trợ Công ty Lệ Trạch hoàn thiện thủ tục hành chính để tỉnh Thái Nguyên giao phần diện tích còn lại (22 ha) tại

Khu C KCN Nam Phổ Yên. Ðến nay, Công ty Lệ Trạch đang tích cực triển khai xây dựng đường trục chính, hạ tầng kèm theo và chuẩn bị xây dựng nhà máy xử nước thải để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. 

Trên cơ sở báo cáo khó khăn về nguồn lực triển khai dự án xây dựng hạ tầng Khu B KCN Nam Phổ Yên của Công ty Xuân Kiên, Ban Quản KCN sẽ tham mưu cho tỉnh giao cho chủ đầu tư khác có năng lực để tiếp tục triển khai dự án.

Với biện pháp kiên quyết, tình trạng đất đai tại các KCN bị bỏ hoang từ hàng chục năm qua do không được đầu tư hạ tầng, đến nay đã từng bước được giải quyết để đón các nhà đầu tư thứ cấp xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Sau khi cam kết tiến độ với tỉnh, được sự hỗ trợ của Ban Quản lí các KCN, chúng tôi đầu tư thêm gần mười tỉ đồng để chi trả, hỗ trợ người dân số tiền chênh lệch so với trước đây để ổn định đời sống. Hiện nay, chúng tôi đang đẩy mạnh xây dựng hạ tầng Khu B KCN Ðiềm Thụy để cho các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất.

Ông VŨ VĂN VINH

Ðại diện Công ty CP Ðầu tư APEC Thái Nguyên

Hiện nay chúng tôi đang đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện để có nhiều nhà đầu tư muốn thuê đất KCN. Ðáp ứng nhu cầu này, chúng tôi yêu cầu nhà đầu tư hoàn thiện hạ tầng KCN để đón nhà đầu tư thứ cấp, nếu không còn năng lực thì tham mưu cho tỉnh chấm dứt dự án để đón nhà đầu tư mới vào hoàn thiện hạ tầng để đưa đất vào sử dụng.

Ông TRẦN VĂN LONG

Phó Trưởng ban Quản lí các KCN tỉnh Thái Nguyên

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.