Thanh Hóa tiếp tục dự án xây cầu Bến Kẹm sau nhiều năm bỏ không

Công trình cầu Bến Kẹm này được khởi công xây dựng vào tháng 3/2011, nhưng đến nay đã hơn 10 năm chưa hoàn thành và bị tạm dừng thi công do thiếu vốn
Thanh Hóa tiếp tục dự án xây cầu Bến Kẹm sau nhiều năm bỏ không - Ảnh 1.

Hình ảnh cầu Bến Kẹm bị tạm dừng thi công. (Ảnh: Báo Giao thông).

Trước tình trạng dự án án xây cầu Bến Kẹm bắc qua sông Mã nối xã Điền Lư với các xã vùng cao Lương Ngoại, Lương Nội của huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa bị ngừng thi công đã gần 10 năm do thiếu vốn, mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định phê duyệt dự án xây dựng hoàn thành cầu Bến Kẹm, huyện Bá Thước để sớm hoàn thành công trình, góp phần phục vụ đi lại giao thương hàng hóa của người dân hai bên bờ sông Mã.

Theo đó, công trình cầu Bến Kẹm được xây dựng tại địa phận các xã Điền Lư, Lương Ngoại, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa với diện tích đất khoảng 2,16 ha, đây là loại công trình giao thông cấp 3, tổng chiều dài cầu và đường hai đầu cầu khoảng 1.425 mét, tổng số vốn đầu tư là hơn 79 tỷ đồng, từ vốn ngân sách tỉnh Thanh Hóa và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. 

Mục tiêu của dự án là kết nối giao thông thông suốt trên tuyến đường tỉnh 523B (đường Cẩm Tú - Điền Lư), từng bước hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông khu vực, thúc đẩy giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông số 2 tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư, tổ chức tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi là CTCP Tư vấn thiết kế Cầu lớn - Hầm.

Đối với việc giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Bá Thước làm chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư. Thời gian thực hiện dự án này là không quá 3 năm (2021 - 2023).

Theo ông Đoàn Khả Phú, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông số 2 tỉnh Thanh Hóa cho biết, công trình cầu Bến Kẹm vừa được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, bố trí, hiện ban quản lý đã cử cán bộ lên huyện Bá Thước cắm cọc mốc giới. 

Đồng thời, thực hiện làm hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, lựa chọn nhà khảo sát thầu thiết kế và phối hợp với UBND huyện Bá Thước bàn giao cọc giải phóng mặt bằng để huyện tiến hành kiểm kê, đền bù cho người dân.

Cũng theo ông Phú, dự kiến trong quý IV/2021 sẽ khởi công xây dựng hai đầu cầu và cầu Bến Kẹm, mục tiêu hoàn thành trước 2023 theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Qua đó, giúp người dân đi lại thuận tiện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Dự án xây cầu Bến Kẹm bắc qua sông Mã nối xã Điền Lư với các xã vùng cao Lương Ngoại, Lương Nội của huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thuộc dự án đường giao thông đến các xã nghèo miền núi chưa có đường ô tô. 

Ban đầu công trình này do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư với số vốn thực hiện ban đầu là hơn 75 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ, đơn vị thi công dự án là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển xây dựng miền Bắc.

Như TTXVN đã đưa tin, Công trình cầu Bến Kẹm này được khởi công xây dựng vào tháng 3/2011, nhưng đến nay đã hơn 10 năm, công trình này vẫn chưa hoàn thành và bị tạm dừng thi công do thiếu vốn, tổng số vốn đã xây dựng đến thời điểm dừng thi công là gần 30 tỷ đồng. 

Tại công trường, đơn vị thi công mới xây dựng được 46/57 cọc khoan nhồi đường kính 1 m, đúc xong 7/32 phiến dầm, thi công xong 1/2 mố, 4/7 trụ đang thi công dang dở bệ trụ T3 và khoan cọc nhồi trụ T4.

Do công trình cầu Bến Kẹm dừng thi công nên người dân sống tại các xã Điền Lư, Lương Ngoại Lương Nội, huyện Bá Thước phải đi nhờ qua cây cầu của Nhà máy thủy điện Bá Thước 2. 

Tuy nhiên, bề rộng và tải trọng thiết kế của cầu không đáp ứng nhu cầu tải trọng của xe qua lại, chỉ phục vụ cho công tác đi lại nội bộ, sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành Nhà máy thủy điện.

Ông Nguyễn Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Điền Lư, huyện Bá Thước cho biết, công trình xây dựng cầu Bến Kẹm đã dừng thi công quá lâu. Chính quyền và người dân hai bên đầu cầu mong nhà nước sớm hoàn thành cây cầu, để người dân đi lại thuận tiện, giao lưu hàng hóa.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.