Thầy giáo phê trong bài kiểm tra: 'Nhan sắc tỷ lệ nghịch với chữ viết'

Những ngày vừa qua, cư dân mạng đặc biệt bày tỏ sự quan tâm, thích thú đối với  hình ảnh về những lời phê hài hước trong bài thi của sinh viên trường ĐH Vinh.

Chủ nhân của những lời phê này là thầy Nguyễn Minh Phương, một giảng viên trẻ của trường. Những lời phê trong bài thi của sinh viên khi thì thầy đá xoáy những lỗi sai một cách hài hước như: “Nhan sắc tỷ lệ nghịch với chữ viết”, “Em sợ bạn nhìn bài hay sao mà viết chữ nhỏ vậy?”, "Chữ xấu là dấu hiệu của thiên tài đó em, em đúng là một "thiên tài luôn","Hằng có tin vào phép màu không? Theo thầy, phép màu luôn tồn tại..."… Hay không kiệm những lời khen nhẹ nhàng mà chân thực, gần gũi như: "Em nên viết thư pháp vào mùa Xuân để tăng thêm thu nhập", "Có những đứa dành hẳn 15 tuần cũng không lấy được con 9 này của em đâu, well done",…

thay giao tre voi 200 loi phe hai huoc da dang trong cach day de tao cam hung cho sinh vien
thay giao tre voi 200 loi phe hai huoc da dang trong cach day de tao cam hung cho sinh vien
thay giao tre voi 200 loi phe hai huoc da dang trong cach day de tao cam hung cho sinh vien
Một số lời phê thật mà chất của giảng viên Nguyễn Minh Phương khiến sinh viên thích thú

Điều đặc biệt và đáng quý trong những lời phê ấy là thầy nói thẳng vào những khuyết điểm của sinh viên nhưng không tạo ra sự khó chịu đối với sinh viên, mà còn kéo gần khoảng cách thầy – trò. “Mình công tác Đoàn, là người trực tiếp xử lý những vấn đề của sinh viên nên không thể tạo ra khoảng cách, sự nặng nề trong mối quan hệ thầy – trò mà còn phải hiểu sinh viên, khiến sinh viên yêu quý và nhớ về mình nữa” - thầy Nguyễn Minh Phương hào hứng chia sẻ.

Thầy Phương cho biết, mình bắt đầu phê bài theo cách khác với truyền thống ngay từ khi bắt đầu nhận công tác giảng dạy tại Khoa Giáo dục và Công tác thuộc trường ĐH Vinh.Thầy từng học cử nhân ở trường ĐH Hà Nội và thạc sĩ ở Úc. Thầy có 5 năm làm Bí thư Đoàn của Khoa và các chức vụ kiêm nhiệm khác liên quan đến đào tạo.

“Suốt 7 năm đứng lớp mình vẫn luôn phê theo cách như vậy vào bài thi sinh viên của mình. Đó không chỉ nhằm tạo sự khác biệt, mới lạ mà chủ yếu nhằm giúp tạo cảm hứng trong học tập cho sinh viên” – thầy Phương chia sẻ.

Theo thầy giáo trẻ những lời phê này của anh là thuộc học phần môn Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành GD&ĐT. Môn học này có một số sinh viên đạt điểm thấp nên cách phê bài của người chấm nên có cách nào đó để sinh viên không chán học và chán cả thầy.

Về phản ứng của sinh viên trong những ngày đầu tiên phê bài khác “chuẩn”, thầy cho biết sinh viên thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú bởi trước nay ở trường chưa có ai viết lời phê như vậy vào bài làm. Chính sự phản hồi tích cực của sinh viên là động lực để thầy tiếp tục cho ra đời những lời phê thật mà chất.

thay giao tre voi 200 loi phe hai huoc da dang trong cach day de tao cam hung cho sinh vien
Thầy Phương (bìa trái) là người có nhiều thành tích cao trong hoạt động Đoàn.

"Mình vốn rất thích gần gũi với sinh viên nên hay dùng teencode và từ địa phương để phê vào bài kiểm tra hay lúc nói chuyện với các bạn. Một số bạn nơi khác không hiểu cho rằng thầy mà còn sai chính tả, khi dùng teencode thì rõ ràng quy tắc về chính tả không phải là điều quan trọng.

Điều này xuất phát từ tính cách hài hước vốn có, cơ hội được tiếp xúc với môi trường giáo dục quốc tế trong thời gian học thạc sĩ ở Úc và nền tảng giáo dục từ gia đình. môi trường làm việc với sinh viên cũng khiến mình trẻ hóa đi nhiều và thay đổi để hoà nhập với sinh viên” - thầy giáp trẻ cho biết.

thay giao tre voi 200 loi phe hai huoc da dang trong cach day de tao cam hung cho sinh vien
Cũng là người gần gũi, rất hòa đồng với sinh viên.

Chia sẻ về việc đa dạng trong hình thức giảng dạy, thầy Phương cho biết: “Đa dạng trong hình thức dạy học là điều cần phải có trong giảng dạy, đặc biệt là trong không khí đổi mới của ngành giáo dục. Sinh viên luôn muốn có sự trải nghiệm mới trong học tập để tránh nhàm chán, phát huy tối đa tính sáng tạo, giúp sinh viên trở nên năng động hơn, chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, việc đổi mới hình thức dạy học cũng phải tuỳ thuộc vào đặc thù của từng môn học, sự nỗ lực của thầy và trò, cũng như tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường nữa”.

chọn
Cao tốc CT 08 qua Nam Định - Thái Bình cần giải phóng 509 ha đất, xây 9 cầu và 5 nút giao, hoàn thành vào năm 2027
Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua hai tỉnh Nam Định và Thái Bình có chiều dài hơn 61 km, đi qua 4 huyện của Nam Định, hai huyện của Thái Bình. Tuyến cao tốc này dự kiến được hoàn thành vào năm 2027.