Thầy trò thời 4.0: Đằng sau chiếc camera

Có cả những áp lực lẫn cơ hội với những thầy cô giáo đằng sau chiếc camera trên điện thoại của học trò. Vì sao như vậy?
thay tro thoi 40 dang sau chiec camera
Nhiều giáo viên bỗng dưng trở thành người nổi tiếng sau những tấm ảnh chụp lén của học trò. P.A

Áp lực...

Cô Hoàng Diệu Trang, giáo viên Trường THPT Thái Thuận (Bắc Giang) không ngờ có một ngày cô cũng được gọi là… “hot girl” dù nay đã… 35 tuổi. Chỉ từ những tấm ảnh chụp cô Trang với nét đẹp trẻ trung, duyên dáng đã được học sinh đăng tải lên các Fan Page, sau đó được cộng đồng mạng chia sẻ lại rầm rộ mà cô được gắn cùng danh xưng đó.

thay tro thoi 40 dang sau chiec camera

Những trường hợp như cô Trang có rất nhiều trong suốt thời gian qua. Dù là giáo viên mầm non, tiểu học, trung học hay đại học, lỡ một ngày vô tình "bị" lọt vào ống kính của học sinh hoặc phụ huynh, được đăng tải hình ảnh lên mạng xã hội, thì có thể nhận được vô vàn lời khen là "thầy giáo hot boy", "cô giáo hot girl", bỗng dưng trở thành... người nổi tiếng.

Mặc dù ở các trường THCS, THPT có nội quy hẳn hoi về việc cấm học sinh sử dụng trong giờ học, thế nhưng tình trạng lén sử dụng điện thoại vẫn diễn ra, và vì thế, vẫn có những hình ảnh chụp, quay lén thầy cô đang giảng dạy, sau đó được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Chính điều này đã khiến không ít giáo viên cảm thấy áp lực. Bởi họ chỉ mong là một nhà giáo đúng nghĩa, được học trò yêu thích qua những bài giảng hay, sự nhiệt tình trong công việc, chứ không mong muốn được nổi tiếng qua những tấm hình chụp lén như vậy.

Cô Nguyên Trang, giáo viên tiếng Anh, Trường THPT Bạch Đằng (Hải Phòng) chia sẻ rằng việc bỗng dưng nổi tiếng trên mạng vì tấm ảnh do học sinh chụp lén là “sự cố không mong muốn”. Giáo viên này cho biết vốn dĩ sống khép kín nên khi được nhiều người chú ý cảm thấy phiền toái. Cô không dám để chế độ công khai trang Facebook cá nhân vì sợ bị người khác theo dõi, kết bạn. “Mình sợ bị làm phiền và ảnh hưởng đến việc dạy sau 'sự cố' này”, cô Trang lý giải thêm.

thay tro thoi 40 dang sau chiec camera

Không ít giáo viên cảm thấy áp lực khi bị học trò chụp lén. ẢNH: FAN PAGE TRƯỜNG NGƯỜI TA

Cô Nguyễn Thị Hà Duyên, giáo viên Trường TH - THCS - THPT Văn Lang (Quảng Ninh) thì chia sẻ: “Thấy lo lo khi được nhiều người chú ý, sợ cuộc sống bị đảo lộn. Bởi bản thân chỉ muốn khẳng định mình trong nghề, trong từng tiết dạy, chứ không mong được 'nổi tiếng' chỉ sau một tấm ảnh như vậy".

T.Đ.T.N., nữ giáo viên một Trường THPT ở TP.HCM, cho biết từng bị mọi người “lục” tung trang cá nhân để xăm soi. Sau đó, vì từng chụp những hình ảnh theo phong cách gợi cảm, nữ giáo viên này đã bị nhiều bình luận chỉ trích “giáo viên không nên ăn mặc như thế”, “giáo viên mà ăn mặc gợi cảm quá thì làm học trò phân tâm”… Cô T.N. cho biết cảm thấy buồn với những bình luận vậy vì bản thân chưa làm điều gì ảnh hưởng đến học sinh và luôn cố gắng trong nghề

... và cơ hội

Nếu lọt vào camera của học trò qua những đoạn phim, hình ảnh được quay, chụp lén, nói như lời cô Trần Thị Như, giáo viên Trường THPT Trần Phú (Lâm Đồng) thì một là... cuộc sống nở hoa, hai là... cuộc đời bế tắc.

Sở dĩ cô Như ví von như thế vì cô đã từng chứng kiến nhiều trường hợp đồng nghiệp bị học trò chụp lén, sau đó đăng tải trên mạng xã hội, và từ đó, "khổ chủ" nhận vô số lời chê bai, xúc phạm. Không chỉ là những lời chê về nhan sắc, nhiều thành viên, đặc biệt là những cựu học sinh, đã từng không thích "cô giáo trong ảnh", "thầy giáo trong clip"... túm chụm lại để bình luận, nói xấu, đặt điều, đưa ra những lời bình luận không đúng.

Chính vì thế, theo cô Như, những camera được học sinh che giấu kỹ lưỡng để lén sử dụng, có thể ghi lại bất kỳ hình ảnh nào của giáo viên, nên khiến nhiều giáo viên áp lực, vì có thể lọt vào "tầm ngắm" của học sinh bất kỳ lúc nào.

"Thế nhưng đó cũng là cơ hội để giáo viên có phong thái phù hợp khi đứng giảng dạy trước lớp, chỉn chu hơn trong từng câu nói, trong từng lời giảng. Vì biết đâu đó dưới lớp có những "camera giám sát", nếu lỡ buột miệng, nói những lời không đúng, không chuẩn, sẽ bị bắt lỗi và bị đăng lên mạng xã hội, khi đó sẽ bị cả cộng đồng soi xét. Chính vì thế, mình phải cẩn thận hơn, kỹ lưỡng hơn trong từng tiết dạy", cô Như nói.

Một chuyên gia tâm lý ở TP.HCM kể về "tai nạn nghề nghiệp" nhớ đời vào năm 2017, đó là khi trò chuyện với học sinh, đã vô tình có phát ngôn gây tranh cãi. Dù chuyên gia tâm lý này vẫn khẳng định kiến thức, nội dung mà bản thân đưa ra là đúng chứ không sai, tuy nhiên vẫn khiến cộng đồng mạng đưa ra những ý kiến trái chiều. Thậm chí có cả những bình luận kêu gọi tẩy chay vị chuyên gia tâm lý này.

Sau "sự cố" này, ông bảo: "Đó là bài học kinh nghiệm cho những người làm nghề giáo viên, những chuyên gia tâm lý. Đứng trước hàng trăm, hàng ngàn học sinh, nói thì phải nói sao cho khéo, để không có những ý kiến trái chiều. Nhất là khi hiện tại, thời đại công nghệ quá hiện đại, hầu hết học sinh đều có điện thoại thông minh, các em luôn mở ra để quay phim lại. Nếu nói sai, thì chắc chắn sẽ bị ghi lại, bị "bêu" trên mạng xã hội". Cũng từ "tai nạn" nhớ đời đó, chuyên gia tâm lý này bảo: "Tôi xem đó là cơ hội để nhìn nhận lại bản thân, xem cách truyền tải kiến thức có phù hợp hay không, nên đùa hay không nên đùa ở những dạng kiến thức nào".

Nhiều giáo viên cũng thừa nhận, dù không áp dụng những biện pháp đòn roi hay chửi mắng nặng lời với học sinh, thế nhưng đôi khi vẫn còn những hành xử, cách giải quyết tình huống chưa đúng đối với những học sinh chưa ngoan. Chính vì thế, họ xem "những camera được giấu dưới bàn, được che chắn kỹ lưỡng dưới những vạt áo..." là cơ hội để họ tự soi bản thân, có những hành xử hợp lý hơn khi đứng trên bục giảng.

Còn cô Nguyễn Lan Anh, giáo viên Trường THPT Nguyễn Huệ (Phú Yên) thì cho rằng không có nhiều áp lực đối với những camera trên điện thoại di động của học sinh. Vì mỗi ngày lên lớp, đều làm đúng nghĩa vụ của một người cô đối với học sinh, đó là dốc sức để chuyển tải kiến thức. Với nữ giáo viên này, đôi khi những chiếc camera ấy còn giúp tình cô - trò trở nên gắn kết hơn qua những lần chụp ảnh selfie cùng nhau...

Thầy trò thời 4.0

Sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi hành vi, thói quen và thậm chí cả quan hệ, tình cảm của con người. Trong dòng chảy đó, tình cảm thầy - trò, mối quan hệ rất được tôn trọng ở Việt Nam, có những đổi thay gì so với trước

Trò có còn “kính nhi viễn chi” thầy, trong khi ngày nay thầy cô cũng “selfie” và đưa hình lên mạng xã hội tưng bừng như trò; cuộc sống, sinh hoạt của giáo viên đều được học trò “giám sát” thông qua mạng xã hội hay các công cụ hỗ trợ của công nghệ? Thầy cô còn độc quyền trao kiến thức cho trò khi hiện nay người học có biết bao phương tiện để nâng tầm hiểu biết?

Việc dạy và học cũng đổi thay, không còn phụ thuộc vào bảng đen, phấn trắng vào việc cầm tay chỉ việc của thầy nữa, liệu có làm nhạt phai chút nào lòng tôn sư trọng đạo? Tình cảm thiêng liêng, sẻ chia, gắn bó của thầy trò có bị tác động nào trong khi nhiều nơi đã sẵn sàng đưa robot làm thay vị trí của giáo viên?...

Báo Thanh Niên đến với ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 năm nay, bằng những chia sẻ, ý kiến, quan điểm, ghi nhận… về mối quan hệ thầy - trò trong bối cảnh xã hội bị tác động rất lớn bởi công nghệ và hơn bao giờ hết khái niệm “công nghiệp 4.0” đã trở nên quen thuộc.

Với chủ đề Thầy trò thời 4.0, chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến tham gia của bạn đọc. Bài viết xin quý thầy cô, bạn đọc gửi về địa chỉ thanhniengiaoduc@thanhnien.vn. Bài sẽ đăng trên website của Báo Thanh Niên.

Các bài viết đăng tải sẽ được chi trả nhuận bút theo quy định của báo.

thay tro thoi 40 dang sau chiec camera ĐH Quốc gia TP.HCM có hàng ngàn sinh viên bỏ học mỗi năm

Hàng năm trong hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM có hàng ngàn sinh viên bỏ học vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó có ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.