Thẻ điểm cân bằng (Balance scorecard - BSC) trong quản trị chiến lược là gì?

Hiện nay, thẻ điểm cân bằng (tiếng Anh: Balance scorecard, viết tắt: BSC) là một trong những phương pháp quản trị chiến lược tương đối tối ưu được các doanh nghiệp qui mô lớn sử dụng.
balanced_scorecard

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Thẻ điểm cân bằng (Balance scorecard)

Khái niệm

Thẻ điểm cân bằng trong tiếng Anh là Balance scorecard, viết tắt là BSC.

Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một công cụ quản trị, nó giúp cho doanh nghiệp thiết lập, thực hiện, giám sát, nhằm đạt được các chiến lược và các mục tiêu của mình thông qua việc diễn giải và phát triển các mục tiêu chiến lược thành các mục tiêu, chương trình hành động cụ thể dựa trên 4 khía cạnh: tài chính, khách hàng, quá trình hoạt động nội bộ, đào tạo và phát triển. 

Bốn khía cạnh của mô hình BSC

new doc 2019-09-09 15-crop

Bốn khía cạnh của mô hình BSC. Nguồn: Kaplan, R.S and Norton, D.P (1992)

Dữ liệu tài chính: như doanh thu, chi tiêu và thu nhập được sử dụng để nắm được hiệu suất tài chính. Các số liệu tài chính này có thể bao gồm số tiền, tỉ lệ tài chính, phương sai ngân sách hoặc mục tiêu thu nhập.

Quan điểm khách hàng: được thu thập để đánh giá sự hài lòng của khách hàng với chất lượng, giá cả và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Khách hàng cung cấp thông tin phản hồi về sự hài lòng của họ với các sản phẩm hiện tại.

Quá trình hoạt động nội bộ hay quá trình kinh doanh: được đánh giá bằng cách điều tra các sản phẩm được sản xuất tốt như thế nào. Quản lí vận hành được phân tích để theo dõi bất kì khoảng trống, sự chậm trễ, trở ngại, thiếu hụt hoặc lãng phí nào.

Việc đào tạo và phát triển: được phân tích thông qua việc điều tra các nguồn lực đào tạo và kiến thức. Chặng đầu tiên này xử lí việc nắm bắt thông tin tốt như thế nào và nhân viên sử dụng thông tin hiệu quả như thế nào để chuyển đổi nó thành lợi thế cạnh tranh trong ngành. (Theo Investopedia)

Mối quan hệ nhân quả trong mô hình thẻ điểm cân bằng

Bốn khía cạnh của BSC có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau theo nguyên lí nhân quả. Để đạt được tầm nhìn, chiến lược cũng như các mong đợi của cổ đông thì trước hết cần phải đạt được các mục tiêu tài chính.

Mục tiêu tài chính chỉ có thể đạt được khi công ty có những hành động cụ thể làm hài lòng khách hàng mục tiêu của mình. Và để có thể đạt được các mục tiêu về khách hàng thì các qui trình nội bộ bên trong nào cần phải tập trung đẩy mạnh. 

Cuối cùng khía cạnh đào tạo và phát triển sẽ là cuội nguồn, nền tảng vững chắc để giúp công ty có hệ thống quản trị nội bộ tốt, từ đó có những hành động để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đạt được các mục tiêu tài chính và cuối cùng là thỏa mãn mong đợi của cổ đông, hướng đến tầm nhìn và định hướng chiến lược của công ty. 

new doc 2019-09-09 15-crop

Mối quan hệ nhân quả giữa các khía cạnh của mô hình BSC. Nguồn: Kaplan, R.S and Norton, D.P (1992)

Các chức năng của thẻ điểm cân bằng

- BSC được sử dụng như một hệ thống đo lường

- BSC được sử dụng như một hệ thống quản trị chiến lược

- BSC được sử dụng như một công cụ giao tiếp

Các bước triển khai áp dụng thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược

Bước 1, phát triển các mục tiêu chiến lược

Bước 2, xây dựng bản đồ chiến lược

Bước 3, tạo ra các thước đo hiệu suất

Bước 4, xác lập các mục tiêu, KPI

Bước 5, xác định các hành động ưu tiên

Bước 6, phân tầng BSC xuống các cấp bên dưới

(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.