Hình minh hoạ (Nguồn: lutz)
Khái niệm
Rủi ro của thủ tục phân tích trong tiếng Anh được dịch là analytical procedures audit risks.
Thủ tục phân tích được coi là thủ tục kiểm toán kiểm toán có hiệu quả trong việc nhận diện các khoản mục trong chu kì mua sắm bị trình bày sai lệch.
Rủi ro thủ tục phân tích là một nhân tố của rủi ro phát hiện khi thủ tục phân tích thất bại trong việc phát hiện những sai sót trọng yếu.
Tuy nhiên, thủ tục lại có thể giúp kiểm toán viên đạt được hiệu quả về chi phí trong cuộc kiểm toán.
Thông thường, kiểm toán viên có thể tính toán các tỉ suất sau đây:
Những tỉ suất thường được sử dụng để kiểm toán chu kì mua sắm
Tỉ suất | Công thức tính | Ý nghĩa |
Thời gian quay vòng khoản phải trả | (Trung bình khoản phải trả người bán/Hàng tồn kho) × 365 | Thời gian quay vòng khoản phải trả kì trước và sự hiểu biết về hàng mua hiện tại có thể giúp kiểm toán viên ước tính về khoản phải trả hiện tại. Thời gian quay vòng ngắn có thể chỉ ra những vấn đề về "tính trọn vẹn". |
Tỉ trọng giá vốn hàng bán so với phải trả người bán | Giá vốn hàng bán/Phải trả người bán | Trừ khi doanh nghiệp đã thay đổi chính sách thanh toán, tỉ trọng này nên thay đổi theo cùng tỉ lệ theo năm. |
Tỉ trọng phải trả người bán so với tổng tài sản. | Phải trả người bán/Tổng tài sản | So sánh tỉ trọng khoản phải trả với mức của ngành khá hữu ích cho kiểm toán viên trong kiểm toán chu kì này. Sự suy giảm của tỉ trọng này thường chỉ ra những vấn đề về "tính trọn vẹn". |
Tỉ suất thanh toán hiện hành | Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn | Một sự tăng lên đáng kể của tỉ suất này so với năm trước có thể chỉ ra những vấn đề về "tính trọn vẹn". Tuy nhiên, tỉ suất này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong những khoản mục tài sản khác. |
Tỉ suất thanh toán nhanh | Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn | Sự tăng lên đáng kể của tỉ suất này so với năm trước có thể chỉ ra những vấn đề về "tính trọn vẹn". Tuy nhiên, tỉ suất này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong những khoản mục tài sản khác. |
Thủ tục phân tích thường chỉ tập trung vào khoản mục chi phí mua hàng và khoản phải trả để đánh giá mức độ trung thực của thông tin trình bày có liên quan.
Nếu một công ty đang phát triển, chi phí mua hàng, hàng tồn kho và khoản phải trả thường có xu hướng tăng với tỉ lệ ổn định.
Sự hiểu biết của kiểm toán viên về khối lượng hàng mua kết hợp với số liệu kì trước trong quan hệ với thời gian quay vòng khoản phải trả sẽ giúp cho kiểm toán viên ước tính khoản phải trả trong năm hiện tại.
Trong khi các tỉ suất này tính toán tương đối đơn giản nhưng bản thân chúng lại có thể dao động khi chịu ảnh hưởng bởi những chu kì khác hơn là chu kì mua sắm, chẳng hạn như chu kì doanh thu, hàng tồn kho.
Nhận thức rõ những rủi ro trong vận dụng thủ tục phân tích khi kiểm toán Chu trình này sẽ giúp cho kiểm toán viên giảm thiểu rủi ro kiểm toán.
(Tài liệu tham khảo: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)