Thêm một người mẹ bị ung thư máu từ chối điều trị để sinh con

“Mang thai đến tuần thứ 26 thì vợ tôi xuất hiện tình trạng sụt cân đột ngột, tóc rụng ngày càng nhiều, cổ mọc hạch to… Ban đầu gia đình chỉ nghĩ cô ấy bị quai bị, ai ngờ bệnh ung thư máu. Tin dữ đột ngột khiến vợ tôi ngã quỵ vì suy sụp tình thần. Nhưng nghĩ đến đứa con trong bụng, cô ấy như có thêm nghị lực để gắng gượng, với mong muốn con được sinh ra đời khỏe mạnh”, anh Dương Ngọc Tùng, chồng sản phụ Hảo nghẹn ngào chia sẻ.
 

Hai mẹ con vẫn chưa một lần gặp mặt nhau

them mot nguoi me bi ung thu mau tu choi dieu tri de sinh con
Chị Hảo đang được điều trị tích cực ở viện Huyết học

PV có mặt tại khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nơi cháu Dương Ngọc Lâm, đang nằm điều trị và theo dõi. đúng lúc anh Tùng, bố bé Lâm đang tắm cho bé, hành động lúng túng nhưng thận trọng, nhẹ nhàng cùng ánh mắt trìu mến của anh giành cho con khiến nhiều người vừa xót xa vừa cảm phục. Còn gì thiệt thòi hơn khi vừa mới sinh bé Lâm đã phải xa rời vòng tay ấm áp của mẹ, không khâm phục sao được khi bố bé vừa phải là mẹ, vừa là cha, chăm sóc cho bé Lâm từ khi cháu chào đời.

Theo lời kể của anh Tùng, mẹ bé Lâm - chị Nông Thị Hảo khi mang thai đến tuần thứ 26 thì phát hiện mình bị ung thư máu nên phải nhanh chóng nhập viện trong tình trạng khẩn cấp.

Được sự giúp đỡ của các y bác sĩ, chị cố giữ thai được đến 30 tuần thì buộc phải tiến hành mổ bắt con sớm. Vì thời điểm đó, sức khỏe của chị Hảo đã quá yếu, nếu cứ gắng gượng kéo dài nuôi thai trong bụng thì sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và con.

“Ngay khi quyết định cho vợ mổ đẻ, các bác sĩ đã thông báo ca mổ của vợ tôi là khá nguy hiểm. Bởi vợ tôi vừa bị ung thư máu, vừa bị thiếu máu rồi giảm tiểu cầu khiến máu khó đông”, anh Tùng chia sẻ.

“Có lần chỉ bị chảy máu chân răng, mà máu chảy từ 4h- 8h sáng. Lần này lại là mổ đẻ bắt con, nên tôi càng thêm lo lắng”, anh Tùng cho biết.

May mắn rằng ca mổ đẻ thành công, cả mẹ và con đều không nguy hiểm. Tuy nhiên, do bé Lâm sinh non, nên chỉ nặng 1,2kg; cháu lại bị suy hô hấp nặng, nên phải nằm lại nhiều ngày trong lồng kính và thở bình oxy.

Đến nay, dù bé đã được ra khỏi phòng cấp cứu, nhưng lại đang bị vàng da và cần theo dõi thêm. Tính đến nay bé Lâm đã được 18 ngày tuổi, nhưng bé và mẹ vẫn chưa được gặp nhau một lần.

“Khi vợ tôi mổ đẻ, tôi cũng mong sao hai mẹ con được gặp nhau dù chỉ ít phút. Nhưng do tình trạng sức khỏe vợ tôi quá yếu, nên mổ xong các bác sĩ đã quyết định chuyển luôn về Viện huyết học truyền máu Trung Ương điều trị và theo dõi”, anh Tùng ngậm ngùi nói.

them mot nguoi me bi ung thu mau tu choi dieu tri de sinh con

Anh Tùng đang tắm cho con

18 ngày sau khi chào đời cũng là 18 ngày bé Lâm xa vòng tay yêu thương, cưng nựng của mẹ, không được hưởng sự ngọt lành từ dòng sữa mẹ. “Từ việc nựng cháu ngủ, cho cháu tu bình sữa tôi đều nhìn mọi người làm để học theo. Khó nhất là việc tắm cho cháu, tôi phải rất cẩn thận bởi cháu quá nhỏ, chỉ sợ bế mà lọt rơi mất con”, anh Tùng ngượng ngùng nói.

“Như hiểu được hoàn cảnh của mình, cháu Lâm rất ngoan. Ít quấy khóc, cứ tắm xong, tu sữa bình rồi ngủ ngon lành, bởi vậy bố cũng đỡ vất vả”, chị Hoa đi chăm con cùng phòng bệnh cho biết.

Chạy vạy vay mượn không đủ tiền viện phí

Anh Tùng và chị Hảo "về chung một nhà" đã được 6 năm, bé Lâm là con thứ 2 của anh chị, bé lớn đã được 5 tuổi. Những ngày ở viện biền biệt, anh phải nhờ bà ngoại xuống nhà chăm sóc con.

Chị Hảo là thợ may, anh Tùng làm công nhân chuyên về hàn xì, lương mỗi tháng hai vợ chồng cộng lại được 5- 6 triệu. Số tiền đó cũng chỉ đủ anh chị nuôi con nhỏ và trang trải sinh hoạt hàng ngày. Cuộc sống của anh chị thêm niềm vui khi chị Hảo mang bầu bé Lâm, nhưng "niềm vui ngắn chẳng tày gang"....

Ôm con trên tay, anh Tùng buồn rầu khi nhắc về tình trạng bệnh của vợ, mang bầu đến tháng thứ 6 thì sức khỏe chị Hảo giảm sút nghiêm trọng.

"Những ngày đó, dù bầu đã to nhưng vợ tôi bị giảm cân, tóc lại rụng ngày càng nhiều, cổ nổi hạnh to, ban đầu gia đình tôi chỉ nghĩ cô ấy bị quai bị, ai ngờ…”, anh Tùng nghẹn giọng.

Những ngày khám chữa tại Viện huyết học truyền máu Trung Ương, cách bác sĩ đã khuyên chị Hảo bỏ thai để điều trị ung thư. “Nghe bác sĩ nói phải bỏ con để đảm bảo sức khỏe, vợ tôi khóc nhiều. Biết trước việc cố giữ thai để sinh sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và con, nhưng cô ấy vẫn quyết tâm sinh con, dù có đánh đổi tính mạng”, anh Tùng nói.

them mot nguoi me bi ung thu mau tu choi dieu tri de sinh con

Anh Tùng chia sẻ với phóng viên

Những ngày qua, anh Tùng vẫn chạy qua lại giữa hai bệnh viện, vừa chăm vợ vừa chăm con. Dù mệt, nhưng điều đó không khiến anh khổ tâm bằng việc chứng kiến vợ đau bệnh, lại suy sụp tinh thần vì thương nhớ con. “Vợ tôi gương mặt phờ phạc vì nhiều đêm mất ngủ. Rồi bị sốt vì sữa về căng tràn nhưng lại không được gần con và cũng không được cho con bú. Giờ cứ nhắc, hoặc nhìn thấy ảnh con là vợ tôi khóc”.

Theo lời anh Tùng, chị Hảo phát hiện cùng lúc 2 bệnh, ung thư máu và thiếu máu. Hiện chị nằm điều trị tại viện Huyết học, và đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe sau sinh. Chị đã tỉnh táo và trò chuyện được bình thường. Tuy nhiên vì có nhọt ở cổ nên chưa thể truyền hóa chất ngay. Với cái nhọt đó nếu truyền hóa chất lúc này thì tỉ lệ bùng phát nhiễm khuẩn cao, nguy cơ sẽ bị nhiễm khuẩn huyết.

Cả vợ và con cùng nằm viện nên anh Tùng phải xoay sở các nơi để có tiền đóng, tuy nhiên cũng đành bất lực. Trong khi anh là lao động chính trong nhà, thì phải trực tiếp đi chăm sóc vợ con vì nhà neo người. Bởi vậy hoàn cảnh gia đình anh càng thêm khó khăn.

Anh cho biết bác sĩ có đưa phiếu tạm ứng 10 triệu đóng tiếp cho vợ đã 1 tuần, nhưng anh vẫn chưa đi vay được. Còn bên viện Bạch Mai, số tiền đóng viện phí đều do là do anh em, bạn bè cho mượn.

Nhắc tới những mong muốn của mình, anh Tùng chỉ ước cháu Lâm khỏe mạnh và sớm được ra viện. Khi đó, việc đầu tiên anh Tùng làm sẽ là đưa con sang Viện huyết học truyền máu Trung Ương, để hai mẹ con được gặp nhau. Bởi anh biết, đây là điều mong mỏi nhất của vợ anh lúc này.

“Tôi biết vợ tôi đau lắm nhưng mà cứ cắn răng chịu không nói ra, lúc nào cũng chỉ hỏi về con thôi. Tôi cứ động viên cố gắng chữa trị rồi mấy hôm nữa con ổn sẽ cho con sang đây để mẹ con đoàn tụ”, anh Tùng cho biết thêm.

Box: Là người trực tiếp chăm sóc bé Dương Ngọc Lâm, bác sĩ Đỗ Tuấn Anh- Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết:

“Bé là trẻ mổ chủ động, sinh ra không khóc được, tím tái, xương ngực cơ mềm, bị suy hô hấp. Trẻ đẻ ra được kích thích, hút dịch, hút mũi miệng, cho thở oxy và phải dùng kháng sinh mạnh và truyền dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch, truyền đường, đạm, các yếu tố vi lượng.

Hiện tình trạng của bé đã ổn hơn, bé đã cai được máy thở và dừng kháng sinh nhưng biểu hiện da nhợt nhạt nên đang làm xét nghiệm công thức máu xem có thiếu máu hay không để còn xử lí tiếp. Hiện tại tiến triển sức khỏe của cháu rất tốt, cháu sẽ được ra viện trong vài ngày tới”.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.