Theo 2 bảng xếp hạng uy tín nhất, Việt Nam chưa có ĐH nào lọt Top 1000 trường tốt nhất thế giới

GS.TS Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐH QGHN cho biết, vào năm 2020 Việt Nam có hơn 10 trường đại học vào nhóm 400 đại học Châu Á, 1-2 trường vào nhóm 100 châu Á và 1-2 trường vào nhóm 1000 thế giới.

Ngày 11/4/2018, Bộ GD&ĐT phối hợp với ĐH QGHN tổ chức hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng và uy tín quốc tế của các trường đại học Việt Nam”.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng: “Giáo dục đại học là bậc đào tạo bậc cao, có vai trò đặc biệt quan trọng với tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội. Do đó, một trong những giải pháp hết sức quan trọng là phải thực hiện xếp hạng đại học một cách minh bạch, tiếp cận theo tiêu chuẩn quốc tế.

GS.TS Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐH QGHN cho biết, hiện nay Việt Nam có 6 trường lọt top 400 đại học châu Á. Đó là: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH QG TP.HCM, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Nẵng.

theo 2 bang xep hang uy tin nhat viet nam chua co dh nao lot top 1000 truong tot nhat the gioi

Đại học quốc gia Hà Nội

Ông Đức cũng cho rằng, vào năm 2020 Việt Nam có hơn 10 trường đại học vào nhóm 400 đại học Châu Á, 1-2 trường vào nhóm 100 châu Á và 1-2 trường vào nhóm 1000 thế giới.

Theo 2 bảng xếp hạng ĐH uy tín nhất trên thế giới như Times Higher Education (THE), World University Rankings (QS), Việt Nam chưa có trường ĐH nào lọt vào danh sách Top 1000 đại học tốt nhất thế giới.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu: “Một trong những giải pháp hết sức quan trọng là phải thực hiện xếp hạng đại học một cách minh bạch, tiếp cận theo tiêu chuẩn quốc tế.

Mục tiêu quan trọng nhất trong xếp hạng đại học là chất lượng vì gắn chất lượng với xếp hạng thì mới biết chúng ta đang ở đâu so với thế giới để phấn đấu thêm. Thông qua xếp hạng, các trường sẽ tạo được thương hiệu, uy tín nhưng điều quan trọng nhất với trường đại học là phải có trách nhiệm với cộng đồng.”

Kết luận tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, quan trọng nhất của ĐH là chất lượng và đảm bảo quyền lợi chính đáng người học và bên liên quan chứ không phải mục tiêu đại học là xếp hạng.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải có thước đo để thực hiện chất lượng đó. Khi đã tham gia thị trường dịch vụ đại học thì phải có nguyên tắc xếp hạng, phải đảm bảo minh bạch, kiểm định chất lượng. Đây là công cụ quan trọng để kiểm soát chất lượng đại học. Đây cũng là biện pháp bắt buộc đối với cơ sở giáo dục. Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường công khai về điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường.

theo 2 bang xep hang uy tin nhat viet nam chua co dh nao lot top 1000 truong tot nhat the gioi Vì sao Việt Nam không có trường thuộc 350 đại học tốt nhất châu Á?

Việt Nam vắng bóng trên bảng xếp hạng đại học của Times Higher Education là nỗi buồn đối với giáo dục đại học.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.