Những ý nghĩa quan trọng của thiệp Trung thu
Vào dịp tết Trung thu, ngoài việc quây quần tụ tập cùng ăn bánh trung thu và trò chuyện bên cạnh những người thân, bạn bè thì mọi người còn viết một chiếc thiệp Trung thu với mong muốn cầu chúc sức khỏe, bình an và phát tài, phát lộc.
Thiệp trung thu có ý nghĩa như thế nào?
Được biết đến là một trong những dịp lễ lớn và quan trọng nhất tại Việt Nam, Tết Trung thu chính là dịp đánh dấu thời điểm trăng tròn và sáng nhất vào mỗi tháng 8 Âm lịch hằng năm. Đây cũng là ngày tết đoàn viên, mang trong mình những ý nghĩa lớn lao và thiêng liêng nhất, là dịp lễ hướng về sự đoàn viên, sum vầy của gia đình.
Ngoài ra, dịp lễ này cũng là dịp để các em thiếu nhi thỏa thích dạo chơi, rước đèn, phá cỗ dưới ánh trăng sáng. Tuy ngày lễ Tết Trung Thu đã đã có từ rất xa xưa nhưng không phải ai biết nguồn gốc và ý nghĩa của dịp lễ này. Những thông tin quan trọng trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như ý nghĩa lớn lao của ngày này.
Nguồn gốc Tết Trung thu
Theo một truyền thuyết từ xa xưa, vào một đêm trăng rằm tháng 8 Âm lịch, bầu trời đêm rộng lớn, bao la, huyền ảo với vầng trăng sáng, tròn và không khí mát mẻ. Vua Đường Minh Hoàng (713 - 741 Tây Lịch) đang dạo chơi tại Ngự Uyển Viên để thưởng thức phong cảnh hữu tình thì vô tình bắt gặp một đạo sĩ, tên là La Công Viễn (hay còn gọi là Diệp Pháp Thiện).
Đạo sĩ xuất hiện với phép tiên xung quanh và đưa nhà vua lên cung trăng thăm thú. Khi đã lên được cung trăng, nhà vua nhận thấy cảnh trí nơi đây đẹp hơn cả nơi nhân gian. Nhà vua đã hân hoan, vui vẻ mà thưởng thức cảnh đẹp nơi tiên giới. Tại đây, Hằng Nga cùng các nàng tiên, đàn ca, múa hát, thướt tha trong những bộ xiêm y đầy màu sắc.
Bởi vì nơi đây quá tuyệt đẹp nên nhà vua dần quên mất thời gian quay về nhân gian. Cho đến khi trời gần sáng, vị đạo sĩ kia mới nhắc nhà vua đã đến lúc quay về nơi nhân giới.
Tuy nhiên, trong lòng nhà vua vẫn quyến luyến khung cảnh cũng như không khí của nơi đây. Chính vì thế, người đã cho sáng tác ra Khúc Nghê Thường Vũ Y cũng như lệnh cho khắp nhân gian đều tổ chức tiệc chúc mừng, rước đèn sôi động. Từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng 8 Âm lịch dần trở thanh phong tục, tập quán lâu đời tại dân gian.
Ngoài ra, có những cho răng, việc bày cỗ, treo đèn cũng như tổ chức tiệc mừng trong ngày Rằm này chính là để kỷ niệm ngày sinh vua Đường Minh Hoàng.
Ngày nay, phong tục tổ chức lễ Tết Trung thu ngày càng vươn xa và lan rộng đến nhiều khu vực ở Châu Á. Riêng tại Việt Nam, Tết Trung thu được coi như một ngày lễ lớn và quan trọng nhất bên cạnh những ngày lễ như Tết Nguyên Đán, Tết Hàn Thực,...
Ý nghĩa của ngày tết trung thu
Tại nhiều quốc gia ở châu Á, Ngày Tết Trung Thu được xem là một trong những ngày lễ lớn và được tổ chức nhiều hoạt động nhằm chức mừng ngày này. Theo đó, mỗi quốc gia đều sẽ có những nét văn hóa cũng như những phong tục ăn mừng riêng biệt vào ngày này.
Tuy có chịu những ảnh hưởng nhất định từ Trung Quốc nhưng ngày tết Trung Thu tại Việt Nam cũng mang những ý nghĩa riêng, có phong tục cũng như nét văn hóa khác biệt.
Theo văn hóa người Việt Nam, ý nghĩa quan trọng nhất của ngày Tết Trung thu chính là việc bày tỏ sự biết ơn, chăm sóc, báo hiếu tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Đây là dịp lễ mà tất cả các thành viên trong nhà tụ tập, quây quần thể hiện sự đầm ấm, bình an, yên vui.
Hơn nữa, ngày lễ Trung Thu không chỉ giới hạn trong phạm vi một gia đình nhỏ. Với các công ty, doanh nghiệp, ngày lễ này chính là dịp để bày tỏ sự tri ân với đối tác, khách hàng đã hợp tác cùng trong suốt thời gian qua.
Ngoài ra, các cá nhân cũng nhân ngày này mà thể hiện sự kính trọng và biết ơn đối thầy cô, bạn bè và những người đã giúp đỡ mình.
Vốn là ngày tết dành cho người lớn để nghỉ ngơi, ăn bánh, thưởng thức trà trong ngày trăng tròn. Giờ đây, ngày tết Trung Thu dần trở thành dịp tết của các em thiếu nhi được thỏa thích vui chơi, ăn uống, rước đèn, phá cỗ.
Những hoạt động, phong tục đặc trưng trong ngày lễ vẫn được lưu giữ đến ngày nay, chẳng hạn như:
- Phá cỗ đêm Trung Thu với mâm cỗ gồm các hộp bánh Trung Thu. Tại đây có đủ các loại bánh kẹo, mía, bưởi cùng những loại trái cây khác được cắt tỉa, sáng tạo thành hình thù con vật sinh động, dễ thương
- Múa múa lân cũng là một hoạt động để chúc mừng dịp lễ Trung thu khắp mọi miền của Tổ quốc
- Người người, nhà nhà cùng nhau treo đèn lồng, các em nhỏ cùng nhau rước đèn ông sao, đèn cá chép,... trên phố để hòa vào không khí dịp lễ
- Tổ chức hát Trống Quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình" vào dịp lễ Trung thu
- Trao tặng nhau những hộp bánh Trung Thu bắt mắt, lịch sự như một món quà thể hiện lòng biết ơn và sự cảm ơn ông bà tổ tiên, cha mẹ cũng như bạn bè, người thân, khách hàng, đối tác,...
Thiệp trung thu có ý nghĩa như thế nào?
Vào dịp trung thu, mọi người sẽ cùng nhau phá cỗ ăn bánh trung thu và sẽ cùng nhau viết thiệp nhỏ nhắn, xinh xắn để gửi tới những người thân yêu trong gia đình của mình.
Khi viết thiệp, bạn sẽ dễ dàng nói ra những lời nói yêu thương, ấm ủ trong lòng bấy lâu nay và người nhận được thiệp cũng sẽ hiểu được tấm lòng chân thành, ấm áp của bạn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về ngày Tết Trung thu và ý nghĩa quan trọng của việc viết thiệp Trung thu mà bạn có thể tham khảo để biết thêm nhiều điều hơn.