'Thợ chính toàn trên 50 tuổi, hết lứa mấy ổng coi như xong'

Với họ, công việc là niềm vui là cuộc sống và cả duyên nợ nhưng với ông Năm Tiếp là cả bộn bề lo toan bởi hết lớp thợ già trong xưởng, thì nghề sẽ lụi tàn.
tho chinh toan tren 50 tuoi het lua may ong coi nhu xong Câu chuyện về những nguời thợ già còn sót lại

Từ một làng nghề với hơn 30 cơ sở kinh doanh, xóm bếp lò Phú Định, Q.8 – TPHCM, giờ chỉ còn độc nhất một ...

Dưới chân cầu Rạch Cây bên bến Phú Định, nơi đây đã từng được biết đến là một làng bếp lò sôi động và lâu đời nhất tại Sài Gòn, tuy nhiên thời gian trôi qua, biết bao hộ gia đình đã bỏ nghề chuyển sang nghề khác, làng nghề mai một và chỉ còn lại độc nhất một cơ sở của ông Trần Văn Tiếp - người được gọi với biệt danh ông vua "táo đất".

tho chinh toan tren 50 tuoi het lua may ong coi nhu xong
Chân dung "vua táo đất" - ông Trần Văn Tiếp.

Gọi là chủ nhưng ông Năm Tiếp chỉ mới ngoài ngũ tuần và có vẻ bề ngoài cũng như cách nói chuyện rất gần gũi và phóng khoáng. Không đợi chúng tôi gợi ý, ông vào ngay câu chuyện và khẳng định: “Loại bếp than bếp củi này thấy vậy chứ đầu ra mạnh lắm. Dân thành phố mình ít người xài nhưng vùng nông thôn vẫn sử dụng nhiều như từ Phan Rang trở vào Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên, Đà Lạt nhưng khu vực này trước kia có trên 30 cơ sở giờ chỉ còn mỗi mình tui theo nghề”.

Nói rồi ông Năm Tiếp chỉ những người thợ trẻ đang làm việc trong cơ sở thở dài: “Đám trẻ giờ chẳng còn ai muốn theo nghề này, tụi nó không có chí vì chịu cực không nổi, chủ yếu làm thợ phụ đắp đổi qua ngày. Những thợ chính trong xưởng giờ toàn trên 50 tuổi, hết lứa mấy ổng coi như xong”.

Nhắc đến cơ duyên trở thành ông vua "táo đất" ông Năm kể, mười ba tuổi ông theo học nghề làm bếp, dù rất cố công nhưng phải mất hơn bốn năm ông mới sành sỏi như một người thợ thực thụ. Sau nhiều năm lăn lộn làm thuê hết xưởng này tơi xưởng kia cuối cùng ông về bên bến Phú Định này, mở xưởng tại mảnh đất gia đình. Từng bước khó khăn ông đều vượt qua, những hoài nghi về sự tồn tại của cơ sở cũng được ông chứng minh bằng hành động và tồn tại, phát triển cho tới ngày nay.

tho chinh toan tren 50 tuoi het lua may ong coi nhu xong
Chỉ còn những thợ lớn tuổi, mấy chục năm trong nghề mới còn ý niệm lưu giữ làng nghề truyền thống.

Cũng theo ông Tiếp, thời thế thay đổi, cuộc sống càng ngày càng hiện đại hóa, bếp lò ở thành phố ít được thịnh hành. Nhiều chủ cơ sở đã bỏ nghề, bán đất để chuyển đổi kinh doanh. Số thợ lành nghề, có tay nghề cao phiêu bạt đi các vùng gốm khác để mưu sinh. Cũng có những người vì chán nản mà bỏ luôn cái nghề gắn bó mấy chục năm đi làm xe thồ ngoài chợ.

“Ngày đó, tôi cũng định bỏ nghề, với miếng đất trên 2.000m2 này tui xây nhà trọ giờ chắc sáng sáng có thể thanh thơi đi đánh tennis rồi. Nhưng nghĩ cái bếp đã nuôi sống mình bao năm qua, nghề của cha của ông giờ mà bỏ thì thấy không đặng. Với lại, mình bỏ nghề, mấy chục anh em trong xưởng sẽ làm gì khi chỉ biết mỗi việc chân lấm tay bùn, nhào nhào, nặn nặn mấy cái táo đất”, ông chủ lò bếp cười khà khà.

Nghĩ vậy, ông Năm quyết bám nghề. Đó cũng là khoảng thời gian ông vất vả ngược xuôi hết tỉnh này đến tỉnh kia để tìm bạn hàng, rồi ngược xuôi đây đó để tìm những ruộng đất sét đủ không lẫn tạp chất và rác để nặn lò. “Nghĩ lại giờ nổi da gà, thời đó tui toàn ở tỉnh để tìm mối lái và đòi nợ. Rồi nông dân san lấp ruộng, bán đất ầm ầm nên không tìm đâu ra đất sét vậy là chạy ngược chạy xuôi mà trong xưởng không ai đủ khả năng nhìn mặt ruộng mà biết bên dưới là đất gì. Vừa đi xa vừa phải quán xuyến công thợ”, nói rồi ông Năm cười xòa, “rồi mọi chuyện cũng qua vẫn sống khỏe”.

tho chinh toan tren 50 tuoi het lua may ong coi nhu xong
Thu nhập không hề thấp đối với một người thợ lành nghề, nhưng những người trẻ vẫn chẳng hề mặ mà với cái nghề của cha ông.

Nói về ông chủ của mình, anh Minh Nhựt, một thợ phụ tại cơ sở chia sẻ: "Chú Tiếp như người cha người chú vậy, với người lớn chú luôn kính trọng, với tụi trẻ như tôi chú tận tình chỉ dạy, tâm sự cho chúng tôi về những khắc khoải với nghề. Chú Tiếp luôn động viên anh em phải cố gắng, có được cái nghề thì là để nuôi bản thân, gia đình. Ngoài ra là để lưu giữ cái việc làm mà cha ông đã truyền lại, chính vì thế ở đây ai cũng đều yêu ông chủ hết".

Hiện tại cơ sở Năm Tiếp có khoảng 50 lao động, người thu nhập thấp nhất cũng ngoài bốn triệu đồng/tháng, những thợ chính nếu còn khỏe có thể làm trên 350.000 đồng/ngày, trung bình vẫn ở khoảng 250.000 – 300.000 đồng/ngày. Công việc ở đây không bao giờ thiếu, chỉ trừ có những ngày mưa dầm dề cơ sở mới đóng cửa nghỉ.

Tuy mức thu nhập tương đối cao và ổn định nếu trở thành thợ chính nhưng các thanh niên phụ việc ở đây không mấy mặn mà để theo nghề. Nhiều bạn trẻ làm ở đây năm bảy năm, có người 10 năm nhưng vẫn chỉ là thợ phụ lo trộn đất, khiên lò đi phơi, hoặc canh lửa... Một thợ phụ 31 tuổi có thâm niên 10 năm làm việc ở cơ sở Năm Tiếp tâm sự: “Tụi mình ít học nên mới theo nghề này, anh em ở đây đa số không xin được làm công nhân nên còn dính với cái lò. Lúc đầu cũng cố học nghề, các anh các chú ở đây chỉ bảo tận tình nhưng cực và khó quá nên làm thợ phụ cho khỏe, mai mốt tính sau”.

tho chinh toan tren 50 tuoi het lua may ong coi nhu xong
Làng nghề truyền thống đang dần mai một, người già lớn lên, lớp trẻ thờ ơ, ngày làng nghề trôi vào quá khứ chỉ còn là việc sớm hay muộn.

Hơn 11 giờ trưa, những người thợ già vẫn dầm mình dưới cái nắng chói chang của Sài thành thổi hồn vào đất sét. Với họ, công việc là niềm vui là cuộc sống và cả duyên nợ nhưng với ông Năm Tiếp là cả bộn bề lo toan. Bởi hết lớp thợ già trong xưởng nghề sẽ lụi tàn hay nói vui như Năm Tiếp thì: “Lỡ xui cái, mai tui chết coi như xưởng cũng đóng cửa, người ta sẽ bỏ táo đất xài “táo ga – táo điện”. Mà buồn nhất là cái bếp nó gắn liền với nhiều văn hóa của người Việt mình, vậy là một phần văn hóa của dân mình cũng sẽ mất đi sao?”.

Quả thật, trải qua bao nhiều thăng trầm, người đàn ông mới ngoài ngũ tuần ấy vẫn giữ cho mình một khí phách, một lý tưởng về con đường độc đạo mà ông đang đi giữa chốn Sài thành hoa lệ. Người đàn ông ấy vẫn miệt mài nuôi dưỡng, theo đuổi và sống với cái nghề bằng tình yêu, bằng sự gắn bó và khắc khoải tâm huyết. Chính vì vậy mà mọi người ở dđây vẫn thường gọi ông là ông vua "táo đất" - người giữ nghề cha ông.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.