'Thu giá BOT giao thông': Trốn nộp bị đòi nợ thế nào?

Liên quan đến vấn đề "thu giá BOT giao thông", ông Nguyễn Minh Đức (Ban Pháp chế, VCCI) cho biết việc đòi nợ của cơ chế giá, phí khác nhau.
thu gia bot giao thong tron nop bi doi no the nao
Trạm thu phí đã đổi tên thành trạm thu giá. (Ảnh: Di Linh)

Phí và giá khác nhau thế nào?

Gần đây, thuật ngữ "thu giá" BOT giao thông đang gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Không bàn về chuyện ngôn ngữ, trong bài viết dưới đây, chúng tôi trao đổi với ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về vấn đề pháp lý.

Theo ông Nguyễn Minh Đức, măm 2014, Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) bắt đầu soạn thảo Luật Phí và Lệ phí. Một nguyên tắc của Luật này là chỉ được phép thu phí nếu phí đó có trong danh mục phụ lục của Luật.

"Đương nhiên, cơ quan soạn thảo phải rà soát danh mục phí và lệ phí. Dự thảo đầu tiên đưa ra, số loại phí khá nhiều.

Cùng với chủ trương xã hội hóa dịch vụ công và cũng là để giảm danh mục các loại phí, rất nhiều đại biểu Quốc hội đã đưa ý kiến bỏ những dịch vụ công đã xã hội hóa ra khỏi danh mục, chuyển nó sang cơ chế giá", ông Đức cho biết.

Cũng theo vị này, Bộ Tài chính đưa ra danh mục các loại phí chuyển sang cơ chế giá, trong đó có nhiều loại đáng chú ý như: Phí chợ chuyển thành giá cho thuê mặt bằng ở chợ; Phí qua phà, qua đò trở thành giá dịch vụ vận tải bằng phà, đò; Phí kiểm định phương tiện vận tải thành giá dịch vụ đăng kiểm; Phí trông xe thành giá dịch vụ trông giữ xe.

"Trong danh mục các loại phí chuyển sang có chế giá có "Phí sử dụng đường bộ" - đang gây tranh cãi mấy ngày qua và và nhiều loại phí khác", ông Đức nói.

Theo ông Nguyễn Minh Đức, việc chuyển sang cơ chế giá sẽ có một số khác biệt pháp lý trọng yếu.

Thứ nhất là đúng bản chất của kinh tế thị trường. Bởi lẽ, nếu dịch vụ do tư nhân cung cấp, không rơi vào những trường hợp đặc biệt (theo Nghị định 149) thì rõ ràng tư nhân phải có quyền quyết định mức thu, chứ không phải là Nhà nước.

"Ví dụ như nhiều chợ hiện nay do tư nhân xây, nếu phải thu phí theo mức Nhà nước quyết thì rất vô lý. Trong khi về bản chất thì nó không khác gì cho thuê mặt bằng bán lẻ tại các trung tâm thương mại.

Hay như dịch vụ trông giữ xe. Hiện nay, chỗ nào là đất công thì trông giữ xe theo mức phí mà UBND các nơi quyết. Nhưng nếu là đất tư, như hầm tòa nhà, thì phải để cho tư nhân họ quyết mới đúng bản chất của kinh tế thị trường", ông Đức lý giải.

thu gia bot giao thong tron nop bi doi no the nao Hà Nội mưa lớn: Xe máy leo vỉa hè, BRT 'nhích từng bước'

Thứ hai là việc chuyển sang cơ chế giá vẫn bảo đảm sự quản lý cần thiết, nhưng linh hoạt.

Cụ thể, ông Đức cho biết, đối với những dịch vụ trong Nghị định 149/2016/NĐ-CP, việc chuyển sang cơ chế giá, không có nghĩa là Nhà nước không can thiệp. Luật giá vẫn cho phép sự can thiệp bằng những biện pháp như quy định giá trần, giá sàn, khung giá, thậm chí ấn định mức giá cụ thể.

"Như vậy, nó khác với phí là Nhà nước chỉ có mỗi một biện pháp là ấn định mức phí thì giá cho phép biện pháp quản lý linh hoạt hơn.

Đương nhiên, với nhiều loại dịch vụ mang tính độc quyền, Nhà nước quy định giá tối đa, chẳng có doanh nghiệp nào thu thấp hơn mức tối đa. Nhưng với những dịch vụ có tính cạnh tranh, như đăng kiểm thì sẽ có nơi sẵn sàng giảm giá hoặc khuyến mãi để hút khách.

Điều này không thể có ở cơ chế phí vì phí là khoản phí là thu vào ngân sách, giảm phí là đang vi phạm pháp luật", ông Nguyễn Minh Đức phân tích.

Thứ ba, theo ông Đức, khi chuyển sang cơ chế giá, vấn đề đòi nợ sẽ khác. Với cơ chế phí, nếu trốn phí là trốn nộp ngân sách, bị xử phạt hành chính và bị truy thu, cưỡng chế, theo Nghị định 1009/2013 và 49/2016.

Đối với giá, trốn nộp là giao dịch dân sự. Bên thu chỉ có thể đòi nợ hoặc khởi kiện ra tòa.

thu gia bot giao thong tron nop bi doi no the nao
Trạm thu giá Nam Cầu Giẽ. (Ảnh: Di Linh)

Nhà đầu tư BOT giao thông không thể tăng giá vô tội vạ

Vài ngày gần đây, khi tranh luận về "thu giá" BOT giao thông, có nhiều ý kiến cho rằng nếu có cơ chế giá thì doanh nghiệp có thể... tăng giá vô tội vạ.

Với ý kiến nêu trên ông Đức khẳng định: "Xin thưa là không! Theo vị này, cơ chế giá đường bộ thì Nhà nước vẫn định giá tối đa. Hiện là Thông tư 35/2016 của Bộ GTVT. Doanh nghiệp chỉ được thu với mức giá bằng hoặc thấp hơn mức tại Thông tư 35, mà mức này bằng với mức phí trước đây".

"Doanh nghiệp có thể giảm giá và dễ dàng hơn trước đây. Nếu như trước đây, doanh nghiệp đồng ý giảm giá cho người dân địa phương, họ vẫn phải chờ Bộ Tài chính sửa Thông tư, mất ít nhất 60 ngày. Bây giờ thì họ có thể giảm ngay lập tức.

Bộ GTVT có thể tăng quyền. Bởi nếu như trước đây Bộ Tài chính làm Thông tư thì nay là việc của Bộ GTVT.

Tuy nhiên, trên thực tế, mọi chuyện không khác nhiều, vì trước đây Bộ Tài chính cũng chỉ làm thông tư theo đề xuất của Bộ GTVT.

Việc đổi từ phí sang giá đã được Quốc hội bàn, quyết từ 3 năm trước và đã đi vào thực thi được hơn 1 năm. Trong suốt thời gian qua có ai thấy sự khác biệt gì đâu.

Mọi chuyện chỉ ầm lên khi máy móc dán chữ "Trạm thu giá" lên. Còn nếu họ vẫn giữ chữ "Trạm thu phí" nhưng thực chất đã đổi sang cơ chế giá thì cũng không ai ý kiến gì", ông Đức nói thêm.

thu gia bot giao thong tron nop bi doi no the nao Thu phí chuyển thành 'thu giá' BOT: 'Có căn cứ pháp luật'

Luật sư Nguyễn Thanh Hà nhận định việc chuyển đổi tên từ thu phí thành thu giá BOT là có căn cứ pháp luật.

thu gia bot giao thong tron nop bi doi no the nao Thu phí, thu giá BOT giao thông: 'Bộ GTVT hơi oan'

Về vấn đề thu giá BOT gây xôn xao dư luận, ông Nguyễn Minh Đức (Ban Pháp chế, VCCI) cho rằng "Bộ GTVT hơi oan".

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.