Thu phí vỉa hè có dẹp được nạn bảo kê?

Việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, quán nhậu, bãi đậu xe diễn ra tràn lan suốt nhiều năm qua tại TPHCM. Bên cạnh đó, cũng có hiện tượng một số đối tượng “thu hụi chết” hàng tháng bỏ túi riêng để bảo kê cho việc lấn chiếm này, khiến bộ mặt trật tự đô thị khá lộn xộn, còn nhà nước thì thất thu. 
thu phi via he co dep duoc nan bao ke
Vỉa hè đường Trần Hưng Đạo (Q.5), bị lấn chiếm làm bãi xe. Ảnh: H.TRÂN

Sắp tới, thành phố sẽ áp dụng thu phí lòng đường, vỉa hè với mục đích vừa tăng cường công tác quản lý lập lại trật tự đô thị, vừa đáp ứng một phần nhu cầu của người dân cũng như tạo thêm nguồn thu cho ngân sách và đặc biệt tiến tới dẹp nạn bảo kê, lợi ích nhóm tồn tại lâu nay.

Lòng đường, vỉa hè của công, nhưng tiền rơi vào túi riêng

Từ năm 2009, nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố được sắp xếp lại cho người dân sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè phục vụ cho nhu cầu đậu xe, kinh doanh buôn bán.

Cụ thể đến nay, trên địa bàn thành phố có 345 tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe công cộng có thu phí, phục vụ kinh doanh và cho phép đỗ xe dưới lòng đường có thu phí.

Trong đó, có 160 tuyến đường được phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe công cộng, 112 tuyến đường cho kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa và 73 tuyến đường cho phép đỗ xe ô tô dưới lòng đường có thu phí.

Trên thực tế, thời gian qua chỉ có UBND quận 1, 3, 5 triển khai thu phí sử dụng lòng đường để đỗ xe ô tô và tạo nguồn thu cho ngân sách (với mức thu rất thấp 5.000 đồng/xe/lượt), còn lại các quận – huyện khác chưa tổ chức triển khai thực hiện.

Từ đó, dẫn đến tình trạng những tuyến đường đã được thành phố công bố cho phép tạm thời sử dụng một phần lòng đường, vỉa hè tại nhiều quận – huyện bị một số đối tượng khác lợi dụng đứng ra tổ chức cho đậu xe ô tô dưới lòng đường và thu phí suốt thời gian dài, gây thất thu cho ngân sách.

Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở các tuyến đường cho phép đậu xe dưới lòng đường, khi người dân đến đậu xe ô tô để đi vào các quán ăn, nhà hàng, khách sạn thì lập tức có một số đối tượng đứng ra thu tiền 20.000 – 30.000 đồng/lượt, gọi là “phí trông giữ xe”.

Không chỉ lòng đường, nhiều tuyến vỉa hè trên địa bàn thành phố cũng bị chiếm dụng trái phép, lập bãi giữ xe, thu phí đối với người dân. Hay thậm chí, các nhà hàng, quán nhậu biến vỉa hè của công như tài sản của mình để bày biện bàn ghế, hàng quán.

Trong các cuộc họp về lập lại trật tự lòng, lề đường, ông Nguyễn Ngọc Tường – Phó trưởng ban chuyên trách Ban ATGT thành phố, bức xúc đặt nghi vấn về hiện tượng bảo kê lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.

“Cứ mỗi khi đi kiểm tra, chẳng hiểu sao chủ quán đều biết và tìm cách đối phó, dọn dẹp trước khi đoàn kiểm tra đến. Phải chăng trong lực lượng chức năng có người tiếp tay cho nạn lấn chiếm vỉa hè?” - ông Nguyễn Ngọc Tường đặt vấn đề.

Ông Tường cũng chia sẻ thêm, có trường hợp khi đoàn xuống kiểm tra, xử phạt lấn chiếm vỉa hè trước Bệnh viện Chợ Rẫy thì bị một nhóm đối tượng xấu hành hung.

thu phi via he co dep duoc nan bao ke
Lâu nay, TPHCM cũng tạm cho sử dụng một phần lòng đường đậu xe ô tô có thu phí, nhưng mức thu 5.000 đồng/lượt là rất thấp. Sắp tới dự kiến mức thu này sẽ tăng lên 15.000 - 50.000 đồng/lượt. Ảnh: M.Q

Mức thu phí vỉa hè từ 20.000 – 100.000 đồng/m2/tháng

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, tạo ra bộ mặt đường phố ngăn nắp hơn và tạo nguồn thu cho thành phố trong việc duy tu bảo dưỡng đường sá, bến bãi cũng như chấm dứt nạn bảo kê tồn tại lâu nay; Sở GTVT TPHCM cho rằng, cần thiết phải thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè.

Theo dự thảo đề xuất thu phí của Sở GTVT (đang lấy ý kiến các sở, ngành), đối với việc sử dụng tạm thời lòng đường để đậu xe ô tô, mức thu đề xuất tại khu vực I (Q.1, 3, 4, 5, 19, 11, Tân Bình, Phú Nhuận), trong thời gian từ 5 giờ đến trước 21 giờ, với ô tô dưới 10 chỗ là 20.000 đồng/xe/lượt và 40.000 đồng/xe/lượt (từ 21 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau); các khu vực còn lại tương ứng 15.000 đồng và 30.000 đồng/xe/lượt.

Ngoài ra, với ô tô trên 10 chỗ, mức thu tại khu vực I là 25.000 đồng vào ban ngày và 50.000 đồng vào ban đêm/xe/lượt; những khu vực còn lại có mức thu từ 20.000 đồng vào ban ngày và 40.000 đồng vào ban đêm.

Riêng với những trường hợp sử dụng một phần vỉa hè làm bãi giữ xe, đậu xe, kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa, Sở GTVT đề xuất mức thu phí dựa trên cơ sở diện tích đất sử dụng, giá đất hằng năm do UBND TP ban hành và tỷ lệ phần trăm tính giá đất tùy theo khu vực.

Theo đó, Sở GTVT chia 24 quận - huyện trên địa bàn thành 5 khu vực, để làm cơ sở tính mức thu phí, với mức thu phí sau khi tính toán ở khu vực thấp nhất là 20.000 đồng/m2/tháng, khu vực cao nhất (Q.1) có mức thu 100.000 đồng/m2/tháng.

Việc thu phí dự kiến do Sở GTVT và quận - huyện thực hiện, tùy vào tuyến đường được phân cấp quản lý. Số tiền thu được đều nộp vào ngân sách nhà nước để duy tu, bảo dưỡng vỉa hè, đường sá, bến bãi.

Thu phí phải đi kèm với kiểm soát, quản lý chặt

Trong một tọa đàm về “Vỉa hè, chống ùn tắc và trách nhiệm công dân” được tổ chức gần đây, TS Lương Hoài Nam tỏ ra khá ủng hộ việc thu phí sử dụng vỉa hè. Theo TS Lương Hoài Nam, không thể miễn phí được, bởi vỉa hè là đất công.

Vỉa hè có công năng chính là để đi bộ, những nơi nào có thể bố trí được thì có thể phục vụ công năng khác nữa và công năng đó phải được thu phí.

Chẳng hạn: Nếu chủ nhà sinh sống ở mặt đường mà có nhu cầu, chính quyền địa phương có thể đáp ứng thì nên cho phép họ thuê 2 m bề rộng trên vỉa hè để xe máy của gia đình mình.

“Nếu nhà nước không cho thuê vỉa hè để thu phí thì chắc chắn lực lượng bảo kê sẽ đến thu phí của người dân. Mấy tháng sau chiến dịch, tình trạng lấn chiếm vỉa hè sẽ quay trở lại” – TS Lương Hoài Nam nhấn mạnh.

Không riêng TS Lương Hoài Nam, nhiều ý kiến khác cũng đồng tình với việc thu phí vỉa hè, lòng đường. PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM cho biết: “Từ trước đến nay, nhiều nơi vẫn diễn ra tình trạng khai thác ngầm vỉa hè, lòng đường, số tiền đó không vào ngân sách Nhà nước, mà rơi vào một số cá nhân khiến xã hội rất bức xúc.

Người dân sẵn sàng đi chật một tí, nhưng nếu tiền thu được từ việc cho thuê vỉa hè, lòng đường đưa vào ngân sách Nhà nước để lấy số tiền đó đầu tư làm vỉa hè, bảo dưỡng đường sá thì người dân sẽ ủng hộ” – ông Nguyễn Trọng Hòa nói.

Tuy nhiên, một vấn đề cũng được đặt ra là liệu việc thu phí lòng đường, vỉa hè có dẹp được tình trạng tái lấn chiếm và chấm dứt nạn bảo kê bao lâu nay không?

Nhiều ý kiến cho rằng, mục đích chính của việc cho thuê lòng đường, vỉa hè không phải tạo nguồn thu cho ngân sách, mà hướng đến giải quyết một phần nhu cầu có thực của người dân kết hợp với quản lý trật tự đô thị và chấm dứt nạn bảo kê, lợi ích nhóm, do vậy bên cạnh việc thu phí, thành phố cần phải có những công cụ, giải pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Bởi lẽ, nếu việc kiểm soát, quản lý không tốt sẽ dễ dẫn đến tình trạng không ít trường hợp lợi dụng “thuê 1, lấn 10”. Khi đó, lòng đường, vỉa hè lại trở nên bát nháo, còn ngân sách thì chỉ thu phí được 1 phần, trong khi đó 9 phần còn lại rất dễ phát sinh tiêu cực, bảo kê.

“Vấn đề mấu chốt là cán bộ, chính quyền địa phương phải công tâm, giám sát, quản lý chặt chẽ, nếu không thì dễ phát sinh tiêu cực bảo kê, lợi ích nhóm và khi đó vỉa hè lại bị tái lấn chiếm tràn lan. Theo tôi, để tránh tình trạng “thuê 1, lấn 10”, thì thành phố phải giao trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương và kiên quyết xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm, kể cả việc xử lý đối với cán bộ phụ trách địa bàn dung túng, tiếp tay (nếu có)” – luật sư Trần Quốc Minh cho biết.

“Nếu nhà nước không cho thuê vỉa hè để thu phí thì chắc chắn lực lượng bảo kê sẽ đến thu phí của người dân. Mấy tháng sau chiến dịch, tình trạng lấn chiếm vỉa hè sẽ quay trở lại” – TS Lương Hoài Nam nhấn mạnh.

​​​

thu phi via he co dep duoc nan bao ke Chủ tịch Nguyễn Thành Phong: ‘Sau gánh hàng rong là cuộc sống của cả gia đình’

Sáng 15/6, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp về tình hình kinh tế, xã hội thành phố 6 tháng đầu năm 2017 và công tác ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.