Thủ tướng Prayut Chan-ocha (áo vest) trở về Thái Lan sau chuyến công du Anh và Pháp (Ảnh: The Nation). |
Theo báo The Nation, Thủ tướng Prayut Chan-ocha vừa lên tiếng kêu gọi những người Thái đang sống lưu vong nên quay về vì chỉ là "công dân hạng hai" ở đất nước mà mình lưu trú.
Theo tờ báo của Thái Lan, Thủ tướng đương nhiệm không nêu thẳng tên ai nhưng mọi người đều hiểu điều đó nhằm đến ông Thaksin Shinawatra và ông Prayut cho rằng ông Thaksin nên quay về đối mặt với tòa án nếu cảm thấy mình vô tội.
Ông cũng chỉ trích các phương tiện truyền thông đăng tải thường xuyên tin tức về "một người đã phạm sai trái và bỏ chạy khỏi đất nước để sống ở nước ngoài".
"Tại sao quý vị quan tâm đến ông ta? Lẽ ra quý vị sẽ làm tốt hơn khi đăng tải thông tin về một người đang làm việc cho đất nước vào lúc này" - Thủ tướng Prayut chất vấn, dù không nêu tên "ông ta" là ai.
Trong phát biểu trước truyền thông tại sân bay quân sự Don Mueang, sau khi trở về từ chuyến công du Anh và Pháp, nhà lãnh đạo Thái Lan nói thẳng: "Xin đừng gây dựng niềm tin cho những kẻ tấn công đất nước của mình.
Họ sinh ra là người Thái, nhưng giờ đây lại sống ở một đất nước khác với tư cách là công dân hạng hai".
"Họ nên quay về quê nhà và chiến đấu chống lại các vụ kiện pháp lý đang nhắm vào họ. Hệ thống tư pháp có thể đảm bảo công bằng cho họ.
Nếu tin mình vô tội, họ nên quay về" - Thủ tướng Prayut, cũng là người đứng đầu Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự (NCPO), nói thêm rằng ông không đề cập đến bất cứ ai cụ thể trong việc đưa ra những nhận xét trên.
Dù vậy ai cũng hiểu là ông Prayut đang đề cập đến anh em nhà Shinawatra đang sống lưu vong tại London, nơi mà ông vừa có chuyến thăm gặp Thủ tướng Theresa May và không ít nhà phân tích cho rằng có nội dung trao đổi liên quan số phận hai cựu Thủ tướng lưu vong.
Cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra bất ngờ tuyên bố thấy có cảm hứng muốn quay lại làm chính trị (Ảnh: Reuters). |
Ông Thaksin Shinawatra rời khỏi Thái Lan sống lưu vong ở nước ngoài từ năm 2008 sau các cáo buộc liên quan tham nhũng và trốn thuế trong vụ bán cổ phần ở Shin Corp cho một tập đoàn Singapore.
Theo đài BBC, hiện ông Thaksin mang hộ chiếu Montenegro và thường có mặt tại Dubai, một số nước châu Âu và một số nơi khác.
Trong suốt thời gian sau đó, hành tung của ông ở nước ngoài cũng như các phát biểu, nhắn nhủ của ông luôn khiến người dân Thái lẫn các chính trị gia lưu tâm bởi ảnh hưởng của ông vẫn còn mạnh đối với chính đảng Pheu Thai.
Thế rồi hôm 21-6, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Prayut tại London, ông Thaksin chấp nhận trả lời phỏng vấn với đài BBC Tiếng Thái ở London trong đó ông nói "Thái Lan cần được bầu cử tự do, công bằng" đồng thời bày tỏ niềm tin rằng đảng Pheu Thai của ông sẽ thắng cử.
Tuy nhiên, bản thân ông Thaksin bị cấm về nước để tham gia chính trị và các nhân vật ủng hộ ông tại Thái Lan gặp các ràng buộc về Hiến pháp để không thể tranh cử.
Ông Thaksin, năm nay 69 tuổi, nói với BBC rằng ông khoẻ mạnh và hoàn toàn có thể quay lại tham chính nếu có cơ hội.
Sau thắng lợi của cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohammad, 92 tuổi, ông Thaksin nói rằng mình "có cảm hứng để quay lại chính trị".
Trước khi rời đi sống lưu vong cách đây gần một năm, bà Yingluck Shinawatra vẫn được một phần cử tri yêu thích. (Ảnh: Reuters) |
Phát biểu của ông Thaksin được đưa ra tại bữa tiệc mừng sinh nhật tuổi 51 của bà Yingluck Shinawatra tại London.
Cũng trong ngày 21/6 đó, bà Yingluck đã lần đầu tiên lên tiếng trên mạng xã hội kể từ khi chạy trốn khỏi đất nước hồi tháng 8 năm ngoái để tránh phiên tòa luận tội.
"Đây là sinh nhật đầu tiên của tôi ở nước ngoài. Tôi muốn cảm ơn người dân Thái Lan vì còn nhớ đến tôi", hãng tin Reuters dẫn dòng trạng thái đăng tải trên trang Facebook cá nhân của bà Yingluck.
Cựu Thủ tướng Yingluck cũng đăng ảnh trên tài khoản Twitter và Instagram cá nhân.
Đây là lần đầu tiên bà Yingluck lên tiếng kể từ khi chạy khỏi đất nước cuối tháng 8/2017 để tránh phiên tòa luận tội, mặc dù kể từ đó thông tin về bà và anh trai, cựu Thủ tướng Thaksin, ở nước ngoài vẫn được truyền thông cập nhật.
Gần đây nhất, ông Thaksin và bà Yingluck từng xuất hiện cùng nhau ở Mỹ, Anh và một số nước châu Á, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore.
Thái Lan: Thả nhu yếu phẩm vào hang động, mong cứu sống đội bóng mất tích
Hôm 29/6, cảnh sát Thái Lan bắt đầu thả các gói nhu yếu phẩm vào hang động nơi 12 thiếu niên và huấn luyện viên ... |
Đặc nhiệm Mỹ tham gia tìm 12 học sinh Thái bị kẹt trong hang
30 lính đặc nhiệm Mỹ với đầy đủ trang bị cùng 3 chuyên gia hang động của Anh đã được điều động tham gia chiến ... |
Tội phạm bạo lực chống người đồng tính ở Thái Lan
Khi thế giới xôn xao về vấn đề quấy rối và tấn công tình dục, mọi người thường nghĩ đến các nạn nhân là phụ ... |