IQ8 chưa mở thêm cây xăng Nhật ở đường 5? | |
Giám đốc Nhật cúi đầu: Không đến mức phải ca ngợi như một kiểu mẫu tôn trọng khách hàng |
Trả lời phóng viên, đại diện văn phòng Hà Nội của IQ8 cho biết, thông tin về việc doanh nghiệp giảm giá sốc xăng chiều hôm nay là không đúng.
Được biết IQ8 lại là đại lý của PV Oil – đối thủ số 1 của Petrolimex tại thị trường Việt Nam. Một trong những dấu hiệu để nhận thấy đó là trê-n thân cây bơm xăng có xuất hiện logo PV Oil.
Tại buổi khai mạc cây xăng IQ8 đầu tiên, đích thân ông Cao Hoài Dương – Tổng giám đốc PV Oil - đã đến tham dự và gửi lời chúc mừng đến công ty Nhật Bản.
IQ8 lại là đại lý của PV Oil |
PV Oil độc quyền xuất khẩu dầu thô và là doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ xăng dầu lớn thứ hai tại Việt Nam – PV Oil được thành lập vào năm 2008 sau khi hợp nhất Petechim, một công ty con của PVN chuyên xuất nhập khẩu dầu, và PDC - công con của PVN chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm xăng dầu. PV Oil thuộc sở hữu 100% của PVN.
Công ty cũng là doanh nghiệp lớn thứ hai về kinh doanh các sản phẩm xăng dầu sau PLX với khoảng 22% thị phần (thị phần hiện tại của PLX là 50%). PV Oil điều hành hệ thống các cơ sở dự trữ xăng dầu trên toàn quốc.
PV Oil điều hành khoảng 500 trạm xăng dầu và cung cấp cho 3.000 trạm khác. Chủ yếu là ở khu vực miền Bắc. Công ty có kế hoạch đến năm 2020 sẽ mở rộng hệ thống bán lẻ xăng dầu lên 1.500 trạm xăng và tăng thị phần thông qua cả tăng trưởng nội tại và có thể là thông qua M&A.
PV Oil có 4 mảng kinh doanh chính gồm xuất nhập khẩu dầu thô đóng góp khoảng 1% doanh thu và 10% lợi nhuận; sản xuất sản phẩm dầu đóng góp chưa đến 3% doanh thu và lợi nhuận; sản xuất Ethanol đóng góp chưa tới 1% doanh thu và lợi nhuận; còn lại bán buôn và bán lẻ xăng đóng góp hơn 95% doanh thu và gần 90% lợi nhuận.
Trao đổi với phóng viên về nguồn cung cho công ty này, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ KH-ĐT) cho biết, nguồn cung của công ty này được lấy từ trong nước (Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn) và nhập từ bên ngoài. Nguồn cung này là có thể cho phép và không nhất thiết phải thông qua các tổng công ty xăng dầu của nhà nước.
Theo TS Lưu Bích Hồ thì việc cấp phép cho công ty này là muốn tăng thêm nguồn lực để cạnh tranh với các công ty bán lẻ trong nước. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh ở đây chỉ có thể là cạnh tranh về công nghệ, văn hóa kinh doanh còn chắc chắn vấn đề giá cả phải phụ thuộc vào sự điều tiết của Nhà nước.
“Việc Công ty Idemitsu là cổ đông sở hữu 35,1% vốn tại Lọc hóa dầu Nghi Sơn nên mở hệ thống bán lẻ, ông Lưu Bích Hồ cho là hợp lý, bởi vì “không dễ dàng một công ty khác không dính dáng gì đến sản xuất xăng dầu ở Việt Nam lại có thể dễ dàng vào được” - Vị chuyên gia nhận định.