Thương mại điện tử: “Cuộc đua” giành thị phần doanh thu

Chỉ còn vài ngày nữa, Diễn đàn toàn cảnh Thương mại điện tử (TMĐT) năm 2019 sẽ diễn ra tại Hà Nội (ngày 26/3/2019) và TP Hồ Chí Minh (ngày 28/3/2019). Đây được kỳ vọng sẽ là cú huých cho kế hoạch đạt 13 tỉ USD giao dịch trên nền tảng TMĐT vào năm 2020.
Thương mại điện tử: “Cuộc đua” giành thị phần doanh thu - Ảnh 1.

TMĐT tại Việt Nam kỳ vọng sẽ đạt 13 tỉ USD vào năm 2020.

Tốc độ tăng trưởng cao

Những số liệu công bố của Google và Facebook về triển vọng của TMĐT trong Diễn đàn thương mại quốc tế vừa diễn ra ở Singapore cho thấy, doanh thu trên nền tảng TMĐT toàn châu Á có thể đạt 150 tỉ USD vào năm 2025. 

Khả năng truyền dữ liệu xuyên biên giới tạo nền tảng cho các mô hình kinh doanh mới, giúp tăng trưởng 10% GDP toàn cầu trong một thập kỷ qua. Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, kinh tế số được dự đoán có thể chiếm tới 60% GDP khu vực vào năm 2021.

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng của TMĐT do dân số trẻ, lượng người dùng smartphone chiếm tỉ trọng lớn. Tại Việt Nam, doanh thu từ TMĐT năm 2013 chỉ đạt 2,2 tỉ USD, đến năm 2017 con số này đã tăng lên 6,2 tỉ USD. Số lượng người mua sắm trực tuyến cũng tăng từ 30,3 triệu người (năm 2015) lên 33,6 triệu người (năm 2017).

Riêng năm 2018 được đánh giá là năm sôi động nhất của kinh doanh trực tuyến, khi đạt 7,8 tỉ USD, có tốc độ tăng trưởng đạt hơn 30% so với năm 2015. Theo ông Nguyễn Kỳ Minh, Giám đốc Trung tâm EcomViet, nếu tốc độ tăng trưởng của các năm 2019-2020 tiếp tục ở mức 30%, thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỉ USD. Quy mô này cao hơn mục tiêu (10 tỉ USD) nêu trong kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên, ông Minh cũng cho rằng, lợi thế để phát triển TMĐT ở Việt Nam đã rất rõ ràng nhưng muốn TMĐT phát triển vững chắc cần có môi trường và hệ sinh thái thuận lợi. Cụ thể, hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin tiên tiến giúp đa số người dân tiếp cận dễ dàng với internet qua thiết bị di động và tin tưởng vào giao dịch trực tuyến. 

Cùng đó là dịch vụ logistics và hoàn tất đơn hàng, hoạt động khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến có cơ hội tiếp cận dễ dàng tới các dịch vụ công cũng như khả năng huy động vốn linh hoạt.

Khảo sát của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng TMĐT khá cao. Trong đó, tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực rất ngoạn mục, ví dụ, lĩnh vực bán lẻ trực tuyến. Thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. 

Khảo sát gián tiếp qua một số doanh nghiệp (DN) chuyển phát cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%. Trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, một số công ty tiếp thị liên kết có tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt từ 100% đến 200%.

Cuộc chơi dài hơi…

Với những tiềm năng trên, việc các DN Việt “rủ nhau” lên sàn TMĐT là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Để phát triển nhanh và mạnh trong lĩnh vực này, DN cần tiếp cận và trải nghiệm các dịch vụ, giải pháp bán hàng trực tuyến như kinh doanh Omni - channel (ứng dụng bán hàng đa kênh), sử dụng ứng dụng chatbot trả lời khách hàng, sử dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm…

Theo Tổng thư ký VECOM Trần Trọng Tuyến, cuộc chơi TMĐT không phải là vấn đề gì đó quá xa vời, chỉ cần với một số vốn rất ít, tất cả các DN đã có thể tham gia cuộc đua với thị trường TMĐT. Tuy nhiên, với DN vừa và nhỏ, cần sử dụng các loại công nghệ được thiết kế dành riêng cho những DN quy mô nhỏ để giảm chi phí, rút ngắn khả năng ứng dụng công nghệ, cũng như tăng khả năng cạnh tranh.

Bên cạnh đó, TMĐT không phải cuộc chơi ngắn hạn, không thể kỳ vọng có lợi nhuận chỉ sau một, hai hoặc ba tháng. DN phải xác định đó là cuộc chơi của một, hai, thậm chí là ba năm. Cơ hội thành công chỉ đến khi DN đã xác định đây là cuộc chơi dài hạn để nghiêm túc đầu tư, ứng dụng công nghệ và hướng tới người tiêu dùng. Đây chính là yếu tố cần thiết để có thể bền bỉ trong cuộc đua TMĐT đang được chờ đợi sẽ bùng nổ mạnh mẽ trên toàn khu vực, trong đó, Việt Nam hứa hẹn sẽ là quốc gia phát triển thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á, sau Singapore và Indonesia.

Dù được đánh giá tốc độ tăng trưởng TMĐT ở mức cao nhưng thanh toán trực tuyến vẫn là một rào cản cho sự phát triển của lĩnh vực này. Thống kê của Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho thấy một bức tranh khá sáng sủa với thanh toán trực tuyến khi số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa trong năm 2017 tăng trưởng khoảng 50% năm 2017 so với 2016 và giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%.

Tuy nhiên, Tổng thư ký VECOM vẫn cho rằng, thanh toán trực tuyến ở Việt Nam còn chiếm tỷ lệ rất ít. Do đó, một trong những mục tiêu của Diễn đàn toàn cảnh TMĐT 2019 là đẩy mạnh xu hướng thanh toán trực tuyến để người tiêu dùng nhận ra được những lợi ích của thanh toán trực tiếp, qua đó góp phần một phần số hóa thành công nền kinh tế Việt Nam.

Hàng giả trên sàn TMĐT, thắt chặt đầu vào có giải quyết được vấn đề?Hàng giả trên sàn TMĐT, thắt chặt đầu vào có giải quyết được vấn đề? Sàn TMĐT Trung Quốc xóa sản phẩm D&G sau quảng cáo "phân biệt chủng tộc": Tổ quốc là quan trọng nhấtSàn TMĐT Trung Quốc xóa sản phẩm D&G sau quảng cáo 'phân biệt chủng tộc': Tổ quốc là quan trọng nhất Quản lý hàng giả, hàng nhái trên sàn TMĐT: Cần cơ quan quản lý đồng hànhQuản lý hàng giả, hàng nhái trên sàn TMĐT: Cần cơ quan quản lý đồng hành
chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.