Theo Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Nguyễn Thị Minh Huyền, hiện nay tình trạng hàng nhái hàng giả đang ở mức báo động. Đặc biệt, tình trạng bán hàng giả trên internet bùng nổ và khó quản lí.
Số liệu thống kê của Cục Thương mại điện tử cho biết, năm 2014, cả nước xử lí hơn 100 vụ vi phạm thương mại điện tử, xử phạt hơn hai tỉ đồng. Đến năm 2017, cả nước có hơn 180 trường hợp vi phạm bị xử lí với số tiền phạt hơn 6 tỉ đồng. Năm 2016, có hơn 40 nghìn trường hợp bán hàng vi phạm chất lượng bị yêu cầu gỡ bỏ ra khỏi các sàn giao dịch online.
Hàng giả, hàng nhái bày bán tràn lan trên các trang TMĐT. (Ảnh: Thanh niên). |
Mặc dù, Cục Thương mại điện tử đã có rất nhiều biện pháp can thiệp, đào tạo cán bộ thanh tra, tập huấn cho các chủ sàn giao dịch để không bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên các sàn online, nhưng thực tế thì tình trạng này vẫn diễn ra với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn.
Theo thống kê của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), thời gian gần đây, có nhiều khiếu nại của người tiêu dùng về việc mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Nếu nói rằng hàng hiệu nhái, giả tràn lan chợ mạng "giết chết" các thương hiệu và nhà sản xuất chân chính có lẽ cũng chưa đủ, mà còn hại cả người tiêu dùng khi tiền mất nhưng món hàng thì kém chất lượng. Đặc biệt, đối với những loại hàng hóa về chăm sóc sức khỏe, có thể còn gây ra rất nhiều hệ lụy khó lường.
Ông Hà Trung Can, đại diện Cục quản lí thị trường TP HCM cũng thông tin; từ đầu năm đến nay, Cục quản lí thị trường TP HCM đã xử lí rất nhiều trường hợp vi phạm và thu giữ một lượng lớn về hàng gian, hàng giả tập trung vào các sản phẩm thời trang, phụ kiện gắn “mác nhái” thương hiệu nổi tiếng, trong đó, có cả dược phẩm và thực phẩm chức năng.
Cùng bàn về vấn đề này, ông Võ Hưng Sơn, Trưởng phòng Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học công nghệ TP HCM) cho rằng việc bán hàng giả ngày nay càng trở nên phổ biến trên môi trường Internet và các sàn thương mại điện tử. “Các chủ hàng thường lợi dụng thương mại điện tử để bán hàng giả mạo".
“Chủ nhãn hiệu cần ý thức nhiều hơn về sở hữu trí tuệ, đó là tài sản của mình nên phải bảo vệ, gìn giữ trước. Các chủ sở hữu đừng xem đó là việc của cơ quan chức năng, nếu không có sự phối hợp của doanh nghiệp thì sẽ rất khó”, ông Sơn nhấn mạnh.
Cần thắt chặt từ đầu vào của sản phẩm để hạn chế tình trạng hàng giả, hàng nhái. |
Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử là có biện pháp xử lí kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Đồng thời, hỗ trợ cơ quan quản lí nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật, cung cấp thông tin đăng kí, lịch sử giao dịch và các tài liệu khác về đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Hiện nay, để đăng kí được trên các sàn TMĐT như Shopee, Lazada hay Sendo,... các sàn này đều có những quy định rất cụ thể về mặt hàng sẽ kinh doanh. Tuy nhiên khó khăn đặt ra ở đây cho các sàn TMĐT này là họ chỉ quản lí về mặt gian hàng và rất khó để kiểm soát được về chất lượng.
Thực tế các doanh nghiệp đang làm sàn TMĐT hiện nay như Shopee, Lazada, Sendo… khi cho doanh nghiệp bày bán trên này đều có những quy định rất cụ thể về mặt hàng sẽ kinh doanh, trong đó có quy định rõ về việc kinh doanh hàng giả hàng nhái và khi có vi phạm doanh nghiệp đều bị gỡ bỏ ra khỏi hệ thống.
Hay mới đây sàn TMĐT về nông nghiệp GCAECO mới xuất hiện trong cuộc đua phát triển ngành hàng online. Ông Lê Nam Khánh, giám đốc kĩ thuật sàn GCAECO cho biết: "Khi tham gia sàn, chủ hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin của cá nhân hoặc của doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và các chứng chỉ vệ sinh an toàn của thực phẩm. Bên cạnh đó, việc áp dụng blockchain để cho phép người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc sản phẩm".
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực chia sẻ, điều khó khăn là doanh nghiệp ở đây chỉ là người quản lí chợ, chỉ quản lí về mặt hàng bày bán không vi phạm quy định, còn để phân biệt được đâu là hàng giả, hàng nhái thực tế hiện nay trong nhiều trường hợp vô cùng khó khăn, cần có nghiệp vụ hay chuyên môn thực tế.
Sàn TMĐT Trung Quốc xóa sản phẩm D&G sau quảng cáo 'phân biệt chủng tộc': Tổ quốc là quan trọng nhất
Các nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc như Tmall, JD.com, Xiaohongshu và Secco đã gỡ mọi sản phẩm Dolce & Gabbana ... |
Quản lý hàng giả, hàng nhái trên sàn TMĐT: Cần cơ quan quản lý đồng hành
Quản lý chất lượng hàng hóa bán trên các sàn thương mại điện tử vốn là bài toán đau đầu, cần phối hợp đồng bộ ... |
Thủ tướng: Facebook, Amazon... là mạng xã hội, TMĐT lan tỏa mạnh mẽ
Phát biểu tại Hội thảo quốc tế Smart Industry World 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore ... |