Thủy thủ Việt Nam được cướp biển Somalia trả tự do sau 4 năm

Sau khi nhận đầy đủ tiền chuộc, cướp biển Somalia đã trả tự do cho 26 thủy thủ châu Á, trong đó có người Việt Nam.
thuy thu viet nam duoc cuop bien somalia tra tu do sau 4 nam Tổng thống Philippines ra lệnh phóng thích ngư dân Việt
thuy thu viet nam duoc cuop bien somalia tra tu do sau 4 nam Tàu chở gần triệu lít dầu của Malaysia nghi bị cướp ngoài biển
thuy thu viet nam duoc cuop bien somalia tra tu do sau 4 nam
26 thủy thủ được trả tự do hôm 22/10. Ảnh: Telegraph.

Cướp biển người Somalia có tên Bile Hussein cho biết những thủy thủ này từng là thuyền viên trên tàu FV Naham 3, một tàu cá của Đài Loan, bị bắt vào tháng 3/2012. Sau khi nhận được 1,5 triệu USD tiền chuộc, họ đã trả tự do cho các thủy thủ. Các con tin tới từ Việt Nam, Đài Loan, Campuchia, Indonesia, Trung Quốc và Philippines, theo AP.

"Đoàn thủy thủ đang ở thành phố Galkayo. Họ sẽ bay tới thủ đô Nairobi của Kenya vào ngày 22/10", thị trưởng thành phố Galkayo Hirsi Yusuf Barre trả lời Reuters hôm 22/10.

Barre cho biết thuyền trưởng trên con tàu bị bắt giữ đã thiệt mạng, hai người khác cũng đã qua đời do bị ốm trong thời gian giam giữ. Đây là một trong những con tin bị cướp biển Somalia giữ lại lâu nhất, với 1.673 ngày bị giam cầm.

26 thủy thủ hiện đang được chính quyền thành phố Galkayo bảo vệ an toàn, và sẽ sớm được hồi hương bằng chuyến bay nhân đạo của Liên Hợp Quốc, theo lời John Steed, điều phối viên hỗ trợ giải cứu con tin thuộc tổ chức Oceans Beyond Piracy của Mỹ.

Ông John Steed cho biết thêm, tất cả các thủy thủ đều phải sống trong điều kiện thiếu thốn, khiến họ bị suy dinh dưỡng. Bốn người hiện đang được các bác sĩ điều trị.

Các thủy thủ đã bị bắt ở Dabagala, gần làng Harardheere, cách thủ đô Mogadishu của Somalia 400 km về phía đông bắc. Làng chài này được biết là căn cứ chính của cướp biển.

Cướp biển Somalia từng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành hàng hải trên toàn cầu. Tuy nhiên, số vụ tấn công đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, sau khi các tàu được vũ trang, và lực lượng hải quân Liên minh châu Âu tăng cường tuần tra. Từ năm 2012 đến nay không có tàu thương mại nào bị tấn công, tuy nhiên mối đe dọa vẫn còn hiện hữu.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.