Tỉ giá trung tâm tăng kỉ lục
Tỉ giá trung tâm ngày 24/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.743 đồng, tăng 12 đồng so với mức giá ngày 21/11. Đây là mức cao kỉ lục mới của tỉ giá trung tâm. Trước đó, kỉ lục của tỉ giá là ở mức 22.727 đồng.
Tỉ giá ngày 24/11 đang ở mức 22.741 đồng theo công bố của Ngân hàng Nhà nước. (Ảnh: Dân trí). |
Tính đến ngày 26/11, tỉ giá ở cả hai chiều mua vào và bán ra ở các ngân hàng đồng loạt tăng cao. Cụ thể, BIDV tăng lên mức 23.280 - 23.370 đồng/USD. Sacombank cũng công bố mức mua vào - bán ra tỉ giá mới nhất là 23.278 - 23.355 đồng/USD.
VietinBank niêm yết giá mua vào - bán ra USD ở mức 23.278 - 23.368 đồng/USD. Ở cả hai chiều mua và bán tỉ giá của Techcombank cũng tăng lên mức 23.265 - 23.375 đồng/USD.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu phân tích, có hai nguyên nhân khiến tỉ giá tăng cao. Nguyên nhân thứ nhất mang tính chu kì, đó là vào những dịp cuối năm, nhiều công ty có nhu cầu cao về ngoại tệ để thanh toán cho hàng nhập khẩu (NK).
Ông Nguyễn Trí Hiếu cũng cho biết, hiện tại có một hiện tượng trên thị trường thế giới, đồng Nhân dân tệ (CNY) bị phá giá rất sâu.
“CNY phá giá mà Việt Nam nhập khẩu rất nhiều hàng hóa từ Trung Quốc, nhập siêu rất lớn. Trong khi VND cũng mất giá so với USD khoảng 3% vẫn thấp hơn rất nhiều so với sự mất giá của đồng CNY, có nghĩa VND đang lên giá so với CNY”, ông Hiếu nói.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu. (Ảnh: Dân trí). |
Vị chuyên gia nhận định, việc đồng CNY mất giá so với VND làm cho hàng hóa NK từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ rẻ hơn nhiều, do đó, làm tăng nhập siêu.
“Rất nhiều người cũng đoán được áp lực trên tỉ giá của đồng Việt Nam có thể phá giá ở một mức độ nào đó để giảm bớt nhập siêu từ Trung Quốc. Thành ra, khi thị trường có nhìn nhận như vậy, người ta mua USD vào mang tính chất đầu cơ để chờ USD lên bán ra và có lời. Tất các hiện tượng trên làm cho tỉ giá hiện tại đang tăng”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu phân tích.
Việc Ngân hàng Dự trữ liên bạng Mỹ (FED) tăng lãi suất trong thời gian vừa qua và có thể tăng lãi suất trong thời gian mới làm cho giá trị của đồng USD tăng lên.
“Từ đó, cũng làm áp lực lên tỉ giá của Việt Nam và không những áp lực mà nó thật sự đã làm tăng tỉ giá, bởi giá trị của đồng USD so với đồng Việt Nam tăng lên, từ đó tỉ giá tăng lên”, ông Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
“Khi tỉ giá tăng, tất cả hàng NK vào Việt Nam sẽ tăng giá. Đây là những mặt hàng các nhà nhập khẩu phải thanh toán bằng ngoại tệ. Khi phải thanh toán ngoại tệ mà tỉ giá tăng lên, các nhà NK sử dụng một lượng VND nhiều hơn để thanh toán tiền hàng. Và từ đó, hàng NK hòa chung với các giá cả khác trong hàng Việt Nam làm tăng lạm phát”, vị chuyên gia phân tích.
Phó thủ tướng: 'Việt Nam không chủ trương phá giá tiền đồng'
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ không có chủ trương phá giá đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu, cũng như ... |
Chao đảo vì tác động của tỷ giá
Tỷ giá tăng liên tục từ giữa tháng 7 đến nay đang gây sức ép rất lớn với các doanh nghiệp nhập khẩu trong khi ... |
Giá ô tô nhảy múa cùng đồng đôla Mỹ
Ô tô nhập khẩu lẫn ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đều tăng giá mạnh. |