Tỉ lệ hiển thị của điện thoại ngày càng rộng và 'dị', đây là lý do

LG G6 ra mắt với tỉ lệ 18:9 có lẽ vẫn chưa đủ rộng, để rồi Galaxy S8 ra mắt với tỉ lệ hiển thị 18,5:9. Đâu là lợi ích của chúng? Và kiểu hiển thị cực rộng này có trở thành xu hướng trong tương lai?

Hầu hết các mẫu smartphone đáng chú ý, cho kỳ ra mắt mùa xuân, đã chính thức xuất hiện. Đặc biệt trong số đó là 2 mẫu smartphone với tỉ lệ màn hình "kì dị": LG G6 và Samsung Galaxy S8.

LG G6 và màn hình tỉ lệ 18:9. (Ảnh: Slashgear).

Tỉ lệ 18:9 (của LG G6) và 18,5:9 (của Galaxy S8) hiện đang là những tỉ lệ hiển thị rộng nhất (hoặc dài nhất, khi xem dọc) từng xuất hiện trên smartphone, và thậm chí còn khá xa lạ với những thiết bị hiển thị ưu tiên độ rộng như màn hình TV. Vậy liệu đây có phải tương lai của ngành công nghiệp smartphone?

Tỉ lệ hiển thị là gì, và tại sao bạn cần quan tâm tới nó?

Tỉ lệ hiển thị là quan hệ giữa độ rộng và độ cao của màn hình. Với các kiểu hiển thị cổ, tỉ lệ này thường là 4:3, trong khi hầu hết các thiết bị hiện đại, đều hướng tới tỉ lệ 16:9. Để dễ hiểu, với các màn hình 16:9, cứ 16 pixel thể hiện chiều rộng thì có 9 pixel thể hiện chiều cao.

Đương nhiên, tỉ lệ màn hình là một yếu tố quan trọng trong việc mang lại trải nghiệm cho người dùng. Hãy tưởng tượng bạn phải xem một bộ phim với tỉ lệ 16:9 trên một màn hình 4:3 truyền thống, 2 dải màu đen khổng lồ ở phía trên và phía dưới chắc chắn sẽ biến việc tận hưởng bộ phim trở thành "cực hình".

Một ví dụ về việc hiển thị nội dung 16:9 trên màn hình 4:3. Hiện tượng này được gọi là Letterboxing.

Trong khi phần lớn các phần mềm/nội dung trên điện thoại đang được xây dựng với tỉ lệ 16:9, tỉ lệ mới 18:9 hay 18,5:9 sẽ khiến cho việc dùng các nội dung "cũ" này trên kiểu hiển thị mới khá khó chịu. Trừ khi nhà sản xuất nội dung đã thực sự nhanh nhạy và tạo ra khả năng tùy biến cho sản phẩm của mình.

Điểm lại lịch sử tỉ lệ hiển thị của điện thoại

iPhone thế hệ đầu tiên ra mắt với màn hình 480 x 320, tức là mang tỉ lệ hiển thị 3:2, một tỉ lệ khá "nhức mắt" nếu tính tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn đang được sử dụng khá rộng rãi trên nhiều mẫu máy mới ra mắt, ví dụ như chiếc Surface Pro 4 của Microsoft.

Sau đó, phải tới tận năm 2012, Apple mới cập nhật tỉ lệ hiển thị trên chiếc iPhone 5 lên thành 1.136 x 640, tức là tỉ lệ 16:9. Samsung cũng mau chóng cập nhật tỉ lệ mới lên chiếc Galaxy S III của hãng.

Bạn còn nhớ lúc đó người ta than phiền về độ dài kì cục của iPhone 5? Còn bây giờ thì sao? (Ảnh: Anandtech).

Mặc dù TV và rạp chiếu phim đã sử dụng tỉ lệ 16:9 từ hàng thập kỷ trước, thì phải tới tận năm 2009, những nội dung màn hình rộng đầu tiên mới xuất hiện trên YouTube. Lần lượt sau đó, nhiều hãng điện thoại đã đi theo tỉ lệ hiển thị này.

Dường như xu hướng "rộng hóa" đã được đặt nền móng từ trước?

LG G6 và những chiếc điện thoại siêu dài

LG chính là hãng "nổ phát súng" tiên phong trong việc mang tới một tỉ lệ hiển thị rộng hơn. Màn hình 18:9 (hay 2:1) của LG G6 được hãng điện thoại Hàn Quốc giải thích là đi theo định dạng Univisium do nhà làm phim người Ý Vittorio Storaro đề xuất vào năm 1998.

Mặc dù chưa được chấp nhận rộng rãi, tỉ lệ 18:9 dường như là cách phối hợp hài hòa nhất giữa tỉ lệ 16:9 phổ biến và tỉ lệ màn hình phổ biến ở các rạp chiếu phim hiện nay (2,2:1). Và một lần nữa, động lực thay đổi của cả nghành công nghiệp smartphone lại xuất hiện: Amazone Video và Netflix đã bắt đầu tạo ra những nội dung theo định dạng Univisium.

Univisium là sự pha trộn của 2 từ tiếng Latin, mang nghĩa "sự thống nhất giữa các hình ảnh". Chuẩn phim này được nhà làm phim người Ý Vittorio Storaro đề xuất vào năm 1998, nhằm thống nhất tỉ lệ hiển thị giữa các bộ phim chiếu rạp và phim chiếu trên TV.
Hình ảnh trong phim Stranger Things, được quay với tỉ lệ 18:9 trên Netflix. (Ảnh: Gizdomo).

Đó mới chỉ là lợi ích của việc xem video. Với định hướng đa nhiệm phổ biến hiện nay, màn hình 18:9 rõ ràng giúp việc dùng song song 2 ứng dụng (theo chiều dọc hay chiều ngang) dễ chịu hơn rất nhiều so với tỉ lệ 16:9 "chật chội" hiện nay.

Thêm một chút nữa, hãy tưởng tượng tới việc sử dụng các nội dung "vô tận" như lướt news feed Facebook hay Instagram. Màn hình của LG G6 hay Samsung Galaxy S8 quả thật "huyền diệu" đúng không nhỉ?

Bên cạnh tỉ lệ hiển thị rộng hơn, màn hình 18,5:9 gần như không viền của Galaxy S8 mang lại diện tích hiển thị "khổng lồ" dù không lớn hơn iPhone 7 nhiều về mặt tổng thể.

Có lẽ còn quá sớm để kết luận việc tỉ lệ 18:9 có trở thành một xu hướng của tương lai hay không. Tuy nhiên, với sự góp mặt của 2 nhà sản xuất smartphone lớn cùng những nhà sản xuất nội dung lớn như Netflix, có lẽ, thời điểm bùng nổ màn hình tỉ lệ cực rộng không còn xa, khi mà mùa thu này, Apple và Google đều có kế hoạch tung ra những mẫu smartphone mới nhất của họ.

2017 - thời đại những chiếc điện thoại không viền lên ngôi

Những chiếc điện thoại với viền màn hình siêu mỏng có thiết kế vô cùng quyến rũ đối với người dùng nhưng thực tế điều ...

iPhone 8 được xác nhận có màn hình OLED, nhận diện khuôn mặt 3D

Trang tin Nhật Bản Nikkei xác nhận những tính năng mới của iPhone 8, vốn được đồn đoán khá nhiều thời gian gần đây.

10 tính năng iPhone đang phải 'chào thua' Galaxy S8

Mới đây, bộ đôi sản phẩm "bom tấn" năm 2017 của Samsung đã được tung ra thị trường đó chính là Galaxy S8 và Galaxy ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.