Tài xế dùng tiền lẻ phản ứng trạm thu phí QL5. Ảnh: Di Linh |
Thời gian gần đây, sau vụ tiệc tại BOT Cai Lậy, các tài xế tiếp tục phản ứng nhiều trạm BOT khác trên cả nước như BOT QL5, BOT Sóc Trăng, BOT Sông Phan, BOT T2 (Cần Thơ).
Đáng chú ý là cũng trong khoảng thời gian này, nhiều chủ đầu tư BOT đã xin giảm giá vé, miễn phí cho người dân khu vực lân cận trạm. Tuy nhiên, đây có phải là biện pháp "hạ nhiệt BOT giao thông"?
Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Sanh, Giảng viên ĐH GTVT TP HCM cho hay đây "không phải là giải pháp".
"Trước mắt chỉ nhằm làm dịu BOT. Giảm phí không phải vấn đề quan trọng mà quan trọng là tính đúng, tính đủ vì giảm phí có thể làm tăng thời gian thu phí", TS Phạm Sanh nói.
Theo TS Sanh, thời gian gần đây, hàng loạt trạm BOT bị tài xế phản ứng là "chuyện phải đến, tức nước vỡ bờ".
"Cần phải làm rõ dự án BOT đầu tư bao nhiêu tiền, tính toán tài chính ra sao, thu phí bao nhiêu năm, chất lượng đường như thế nào...?
Còn chuyện hứa giảm phí là "dụ kẹo con nít", giảm phí chưa chắc đã giảm năm thu phí và có khi nhà đầu tư còn có lợi hơn", TS Sanh cho biết.
Mặc dù vậy, TS Sanh cũng nhận định rằng, "giải pháp xoa dịu" là miễn phí cũng giúp người dân địa phương, khu vực lân cận trạm đỡ khổ.
"Chúng ta vẫn phải chờ Bộ GTVT trả lời việc giảm phí nhưng có giảm năm hay không? Trong khi đó, Thủ tướng giao Bộ GTVT trả lời về BOT Cai Lậy nhưng hiện vẫn chưa có có câu trả lời", ông Sanh nói.
Nhiều tài xế dùng tiền lẻ nhúng nước nhằm kéo dài thời gian qua trạm thu phí BOT. Ảnh: Di Linh |
Trao đổi với chúng tôi, một chuyên gia giao thông cũng cho rằng, việc giảm phí chỉ là giải pháp tình thế.
"Trên thực tế, có nhiều trạm thu phí BOT đặt tại vị trí chưa thật sự phù hợp kiểu làm BOT một nơi nhưng thu phí một nẻo.
Điều này dẫn đến tình trạng người dân, doanh nghiệp vận tải không sử dụng đường BOT nhưng vẫn phải trả phí và gây bức xúc", vị này chia sẻ.
Mới đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các Nhà đầu tư BOT; Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC); Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI); các Cục Quản lý Đường bộ I, II, III, IV và Cục Quản lý đường bộ cao tốc đặt biển "Cấm dừng xe quá 5 phút" tại các trạm BOT nhằm "tránh tình trạng ùn tắc giao thông" trong dịp trước, trong và sau Tết. |
Thêm một tài xế phản đối BOT Cai Lậy bị công an mời lên làm việc
Mặc dù trạm BOT Cai Lậy đã tạm ngưng hoạt động hơn một tháng qua, nhưng công an tiếp tục mời thêm một tài xế ... |
Thủ tướng đang giao đánh giá vị trí BOT T2, Cần Thơ lại tính mở đường tránh
Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô An Giang cho biết Thủ tướng đang giao đánh giá lại vị trí BOT T2 nhưng Cần ... |