Tín hiệu tích cực cho xuất khẩu gạo Việt Nam khi Senegal mở lại không phận

Năm 2020, Senegal có thể phải nhập khẩu 1,25 triệu tấn gạo, tăng 13,6%, để đối phó với dịch Covid-19. Trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal đạt 25 triệu USD, tăng 77,8% so với cùng kì năm trước, theo số liệu của Hải quan Việt Nam.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal (Bộ Công Thương), ngày 15/7 Senegal đã mở lại biên giới trên không sau 4 tháng đóng cửa do Covid-19. 

Bộ Giao thông vận tải nước này thông báo, hành khách muốn bay sang Senegal phải "xuất trình bản gốc giấy xác nhận đã kiểm tra Covid-19 âm tính do một phòng thí nghiệm của quốc gia, nơi hành khách bắt đầu chuyến bay cấp trước đó dưới 7 ngày". Tuy nhiên, biên giới trên bộ và trên biển vẫn đóng cửa đối với khách du lịch.

Senegal là một trong số các nước châu Phi có tỉ lệ tăng trưởng GDP cao, với tỉ lệ 6,7% năm 2018 và 6% năm 2019. 

Mặc dù thực hiện chính sách tự cấp lương thực từ nhiều năm nay song Senegal chưa thể đáp ứng được nhu cầu về gạo trong nước, mỗi năm vẫn phải nhập khẩu từ 700.000 - 900.000n tấn. Để đối phó với dịch bệnh Covid-19, năm 2020, Senegal có thể phải nhập khẩu 1,25 triệu tấn gạo, tăng 13,6%.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal đã đạt 25 triệu USD, tăng 77,8% so với cùng kì năm trước.

Gạo vẫn là mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất và có tốc độc tăng trưởng rất cao (hơn 18 lần), đạt 14,58 triệu USD, chiếm 58% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường Tây Phi này.

Senegal mở lại không phận, tín hiệu tích cực cho xuất khẩu gạo Việt Nam - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa).

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Senegal đạt 52,56 triệu USD (trong đó riêng gạo chiếm 32 triệu USD), tăng 103% so với cùng kì 2018.  

Bên cạnh mặt hàng gạo, Việt Nam còn xuất khẩu các sản phẩm chính như hạt tiêu 6,4 triệu USD, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 2,9 triệu USD, sắt thép các loại 2,6 triệu USD, tinh bột sắn, hàng thủy sản, hàng rau quả, dệt may, sản phẩm bằng cao su, máy nông nghiệp, linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy… 

Về nhập khẩu của Việt Nam từ Senegal, kim ngạch năm 2019 đạt 41,31 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2018 với các mặt hàng chủ yếu gồm điều thô 28,8 triệu USD, thức ăn gia súc 6,1 triệu USD, hải sản 5 triệu USD, bông các loại, nhựa phế liệu,…

Ngoài thương mại hàng hóa thông thường, “Kế hoạch Senegal nổi lên” giai đoạn hai do Tổng thống đương nhiệm Macky Sall khởi xướng từ năm 2014 nhằm đưa Senegal trở thành một nền kinh tế mới nổi vào năm 2035, đang mở ra nhiều cơ hội về đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực chế biến nông sản (bông, điều, xoài), khai thác mỏ (vàng, dầu khí).

Dự báo, với việc Senegal mở lại biên giới trên không, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và quốc gia Tây Phi này sẽ có sự chuyển biến tích cực hơn.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.