Tình hình sản xuất chuối của Trung Quốc có gì đáng chú ý?

Trung Quốc là quốc gia trồng chuối lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ. Phần lớn sản lượng chuối của nước này đến từ các tỉnh phía Nam. Tại Trung Quốc, chuối thường được trồng giữa tháng 5 và 9, thu hoạch giữa tháng 7 và 10 năm sau.

Tình hình sản xuất chuối của Trung Quốc

Năm 2018, Trung Quốc sản xuất trên 11,2 triệu tấn chuối với diện tích canh tác hơn 351 nghìn ha.

Các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Hải Nam đóng góp hơn 90% tổng sản lượng cuối của Trung Quốc. Ngoài ra, một số lượng nhỏ chuối cũng được trồng ở các tỉnh Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Quý Châu và Trùng Khánh.

Năng suất trung bình của Trung Quốc là 31,8 tấn/ha vào năm 2017, cho thấy năng suất khá thấp của giống chuối Cavendish, giống chuối được trồng và tiêu thụ chủ yếu ở Trung Quốc.

Năng suất giữa các vùng và tỉnh trồng chuối có sự chênh lệch đáng kể. Đơn cử ở tỉnh Quảng Đông, năng suất chuối năm 2017 từ 16,2 - 49,3 tấn/ha tại tất cả huyện.

Tại Trung Quốc, chuối thường được trồng giữa tháng 5 và 9, thu hoạch giữa tháng 7 và 10 năm sau. Do có sự khác biệt về mùa giữa các vùng, chuối nội địa Trung Quốc thường được bán quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa hè.

Mặc dù sản lượng chuối của Trung Quốc có tăng nhẹ trong những năm gần đây, mức tăng chủ yếu nhờ cải thiện năng suất của các cơ sở trồng chuối chuyên nghiệp.

5 năm qua, diện tích các nông trường chuối Trung Quốc đang dần bị thu hẹp do nhiều người trồng chuối chuyển hướng sản xuất sang Lào, nơi có khí hậu phù hợp hơn và giá đất, giá nhân công rẻ hơn.

Tuy nhiên, những khoản đầu tư này đã dấy lên lo ngại về vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng ở Lào do các đồn điền trồng chuối của Trung Quốc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ hóa học.

Gần đây, những người trồng chuối Trung Quốc đang nhắm tới Campuchia, nơi có những điều kiện canh tác tương tự Lào và có thể trở thành một địa điểm sản xuất khác để cung cấp chuối cho Trung Quốc.

Chuối Campuchia chính thức được cấp phép vào thị trường Trung Quốc vào tháng 4/2019. tháng 11/2019, có 9 đồn điền trồng chuối ở Campuchia được phép xuất khẩu sang Trung Quốc, trong số đó là những đồn điền do người Trung Quốc đầu tư.

Các vùng trồng chuối ở Trung Quốc

Khu vựcMùa ra thị trường

Vân Nam

Tháng 1 – Tháng 5

Tây Quảng Đông và Hải Nam

Tháng 5 – Tháng 8

Quảng Tây

Tháng 8 – Tháng 12

Đông Quảng Đông và Phúc Kiến

Tháng 8 – Tháng 12

Tình hình nhập khẩu chuối của Trung Quốc

Mặc dù là nước trồng chuối lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc đồng thời cũng là một trong những nước nhập khẩu chuối hàng đầu.

Năm 2018, Trung Quốc nhập khẩu hơn 1,5 triệu tấn chuối với giá trị gần 897 triệu USD từ 12 quốc gia.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Zing News)

Ảnh minh họa. (Nguồn: Zing News).

Các thị trường cung cấp chuối hàng đầu cho Trung Quốc

Philippines là nước xuất khẩu chuối hàng đầu vào Trung Quốc với hơn 1 triệu tấn giá trị hơn 600 triệu USD trong năm 2018, chiếm khoảng 2/3 tổng lượng và giá trị nhập khẩu chuối của Trung Quốc.

Ecuador, Việt Nam, và Thái Lan cũng nằm trong số 5 nước cung cấp chuối hàng đầu cho thị trường Trung Quốc. Một số quốc gia đáng chú ý khác trong xuất khẩu chuối vào Trung Quốc năm 2018 là Indonesia 9,8 triệu USD và Costa Rica 4,6 triệu USD.

Theo số liệu chính thức, Lào cũng xuất khẩu một lượng nhỏ chuối vào thị trường Trung Quốc trong các năm 2015, 2017 và 2018 với giá trị mỗi năm từ 20.000 – 30.000 USD.

Xuất khẩu chuối sang Trung Quốc có gì đáng chú ý? - Ảnh 3.

Mã HS: 08039000 Các loại chuối, tươi hoặc khô, ngoài chuối tá quạ (plantains, còn gọi là chuối tá quạ hay chuối mễ, là loại chuối không dùng để ăn trực tiếp mà thường dùng để nấu do có hàm lượng tinh bột cao. Chuối tá quạ dài khoảng 30 – 40 cm và nặng đến nửa kg). Nguồn: Trung tâm WTO/Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ).

Theo nhiều chuyên gia trong ngành, một lượng lớn chuối Lào với giá trị cao hơn nhiều đã vào Trung Quốc qua biên giới phía Tây Nam với Lào. Mặc dù kiểu buôn bán này không mới, chuối Lào mới chỉ chính thức được cấp phép gia nhập thị trường Trung Quốc vào tháng 5/2018. Điều này cho thấy số liệu chính thức có thể đã không ghi nhận đầy đủ lượng chuối thực tế được nhập vào Trung Quốc.

Theo tính toán của Trung tâm Thương mại Quốc tế, Lào đã xuất khẩu 183,5 triệu USD chuối tá quạ (mã HS: 080310) sang Trung Quốc trong năm 2016 mà không được thống kê trong các số liệu chính thức của Trung Quốc.

Ngoài ra, còn có các khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc vào lĩnh vực trồng chuối ở Lào trong những năm qua là để phục vụ cho thị trường đại lục. Do đó, dù không được thống kê trong các số liệu chính thức, Lào có thể nằm trong số 5 quốc gia xuất khẩu chuối hàng đầu vào Trung Quốc.

Xuất khẩu chuối sang Trung Quốc có gì đáng chú ý? - Ảnh 4.

Nguồn: Trung tâm WTO/Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ)

Theo thống kê chính thức, năm 2018 có 16 tỉnh và vùng của Trung Quốc nhập khẩu chuối, trong số đó có 5 tỉnh/vùng chiếm đến 93% tổng số chuối nhập khẩu. Khác với các vùng nhập khẩu chuối khác, 79% chuối nhập khẩu vào tỉnh Vân Nam là qua đường thương mại biên giới với Myanmar.

Tương tự, tỉnh Quảng Tây nhập khẩu một lượng chuối trong năm 2018 thông qua đường tiểu ngạch với Việt Nam, tuy nhiên giá trị nhập khẩu được thống kê chỉ là 44.365 USD, giá trị thực có thể cao hơn nhiều.

Giá chuối nhập khẩu vào Trung Quốc

5 năm qua, giá chuối nhập khẩu trung bình của Việt Nam và thường thấp hơn các nước khác.

Chuối Philippines và Ecuador chi phối thị trường bán lẻ ở các thành phố hạng nhất và có giá nhập khẩu cao hơn do có chất lượng tốt hơn.

Theo các chuyên gia trong ngành, công nghệ trồng trọt, quản lí đất, quản lí vườn cây cùng cơ sở hạ tầng thu hoạch tốt đã giúp chuối của Philippines và Ecuador đến Trung Quốc với ít hư hại hơn, có ngoại hình đẹp hơn và hương vị tốt hơn. Đặc biệt, nhiều đồn điền được những thương hiệu chuối hàng đầu đầu tư có hệ thống cáp vận chuyển chuối được thu hoạch trên khắp đồn điền để giảm thiểu tối đa việc mang xách.

Ở Việt Nam, hầu hết chuối được thu hoạch và mang xách bằng tay khiến chuối dễ bị bầm và hư hại nhiều hơn. Do đó, chuối Việt Nam thường được bán chung với các loại chuối nội địa Trung Quốc trong khi chuối từ Philippines và Ecuador có thể được bán như sản phẩm nhập khẩu với giá cao hơn.

Từ năm 2014, chuối Thái Lan luôn có giá nhập khẩu cao hơn đáng kể so với các quốc gia khác mặc dù khối lượng nhập khẩu khá thấp so với 5 quốc gia cung cấp chuối hàng đầu cho Trung Quốc.

Xuất khẩu chuối sang Trung Quốc có gì đáng chú ý? - Ảnh 5.

Nguồn: Trung tâm WTO/Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ)

Tiêu thụ chuối tại Trung Quốc

Chuối được tiêu thụ rộng trên khắp các vùng của Trung Quốc ở nhiều mức thu nhập khác nhau.

Các thị trường thu nhập cao hơn có xu hướng ít nhạy cảm hơn về giá và do đó tiêu thụ nhiều chuối nhập khẩu với chất lượng cao nhất.


 

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...