'Tôi tên là... và tôi giàu', sau đó họ oà khóc

Có thể tới lúc bạn thành tỉ phú, bạn lại muốn quay về thời lương chỉ đủ ăn đủ sống bởi những người giàu có nỗi khổ riêng mà chỉ có họ mới có thể hiểu được.

Theo Medium, rất nhiều người trong chúng ta có suy nghĩ nếu một ngày nào đó chúng ta trở nên giàu có, sở hữu nhà đẹp, xe sang, những chuyến du lịch sang chảnh, chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc hơn.

Để tìm đáp án cho câu hỏi liệu suy nghĩ này đã chính xác hay chưa, nhà sản xuất TV series Who'd be a billionaire Remy Blumenfeld đã phỏng vấn rất nhiều tỉ phú. 

Ông phát hiện ra rằng thậm chí các tỉ phú cũng có rất nhiều vấn đề khiến họ phải "đau đầu" và những người siêu giàu chưa hẳn đã thực sự hạnh phúc.

Tôi tên là... và tôi giàu, sau đó họ oà khóc - Ảnh 1.

Khi những người giàu cũng khóc.

Ông đưa ra quan điểm về 10 điều mà chính khối tài sản khổng lồ của các tỉ phú lại gây ra phiền toái cho họ trong các mối quan hệ, gia đình và công việc.

Tiền bạc tỉ lệ thuận với lo lắng

Không chỉ người nghèo mới lo lắng về vấn đề tiền bạc, những người giàu, thậm chí siêu giàu cũng vậy. 

Họ sẽ phải đối mặt với nỗi lo mất sạch số tiền mình đang có, về việc đầu tư số tiền một cách đúng đắn để có thể tiếp tục sinh lời. Họ phải vô cùng cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định và suy tính về những hậu quả sau đó.

Đôi khi bạn không thể biết ai mới thật sự là bạn bè của mình 

Một số tỉ phú mà Blumenfeld phỏng vấn cho biết, những mối quan hệ của họ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi số tài sản mà họ có. 

Trong một nghiên cứu về tài sản và lòng tốt của Đại học Boston (Mỹ) mà Blumenfeld tham khảo, một người tham gia khảo sát cho biết: 

"Tôi tự hỏi liệu có bao nhiêu người trong số những người tôi biết sẽ quay lưng nếu họ cảm thấy không thể có được thứ gì đó từ chúng tôi". 

Một người khác cho biết: "Rất ít người biết rõ về khối tài sản của tôi vì nếu họ biết, tôi tin rằng trong rất nhiều trường hợp, mối quan hệ giữa chúng tôi sẽ thay đổi".

Rất nhiều người người sẽ ghen tị hoặc coi thường bạn 

Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp bạn xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc và được thừa hưởng khối tài sản lớn. Theo ông Robert A. Kenny – một trong những người tiến hành khảo sát trên của Đại học Boston, "trong rất nhiều trường hợp, giàu có đã trở thành một từ mang nghĩa xấu. 

Nó đồng âm với từ "bitch". Tôi đã từng chứng kiến những quanh cảnh trong một căn phòng, khi có ai đó đứng lên và nói: Tôi tên là… và tôi giàu. Sau đó họ òa khóc".

Các "cậu ấm cô chiêu" rất dễ lạc lối 

Blumenfeld bày tỏ ông biết rất nhiều người mơ ước sẽ không cần phải làm việc, nhưng một cuộc đời không có lao động sẽ rất dễ trở nên không có mục đích. 

Chúng ta sẽ khó đánh giá xem liệu mình đã sử dụng thời gian một cách khôn ngoan hay chưa nếu không làm việc. Vì vậy, những đứa trẻ "sinh ra đã ngậm thìa vàng" rất dễ thiếu động lực để vươn lên trong cuộc sống hoặc thoát khỏi cái bóng của cha mẹ mình.

Trong khi rất nhiều tỉ phú thừa nhận rằng con cái của họ có cơ hội được tiếp cận với nền giáo dục tốt hơn, họ lại bày tỏ quan ngại rằng có quá nhiều tiền không phải do mình làm ra sẽ khiến con cái họ mất chí tiến thủ.

Một tỉ phú cho biết, "có quá nhiều tiền dẫn tới nguy cơ khiến con trẻ có cái nhìn thiên lệch về thế giới. Tiền có thể làm hỏng chúng, khiến chúng cảm thấy muốn làm gì cũng được, khiến chúng thiếu đi sự đồng cảm và lòng trắc ẩn".

Bạn vẫn so sánh mình với những người giàu khác 

"Họ muốn cái du thuyền của mình phải là cái tốt nhất. Họ sẽ cảm thấy đau khổ khi một du thuyền của ai khác xuất hiện và lớn hơn cái của họ. Họ cảm giác như thể mình thua trận rồi", nhà báo kiêm tác giả sách Rachel Johnson cho biết.

Những món quà sẽ mất đi ý nghĩa của chúng 

Hãy tưởng tượng một cuộc sống khi mọi món quà bạn tặng người khác đều được đong đếm bằng giá tiền. Hãy tưởng tượng một người nhận nói: "Món quà thật tuyệt, nhưng năm ngoái, bạn tặng tôi hẳn một chiếc xe hơi".

 Bạn có rất nhiều bất động sản, nhưng lại thiếu một mái nhà 

Trung bình một tỉ phú sở hữu 6 loại bất động sản cơ bản sau: một nhà ở chính, một nhà nghỉ tại khu trượt tuyết, một nhà nghỉ gần bãi biển, một nhà nghỉ ở ngoại ô, một căn hộ trong thành phố và một khu bất động sản có giá trị lịch sử nào đó. Tuy nhiên, rất nhiều người lại mất đi cảm giác về một mái nhà thực sự

Jane Urquhart – hiệu trưởng một học viện đào tạo nhân viên phục vụ tại gia đình ở London (Anh) cho biết: "Tôi nhớ tới một khách hàng có rất nhiều bất động sản. Một khu ở ngoại ô có một quản gia, một người coi sóc nhà cửa và một lái xe. Mỗi buổi sáng người giúp việc đảm bảo trong phòng có hoa tươi, vị quản gia chuẩn bị đá lạnh trong khay và người lái xe phải sẵn sàng làm việc, nhưng ông chủ có bao giờ nghỉ tại đó đâu".

Một tỉ phú khác lại thừa nhận về cuộc đua ngầm giữa những tỉ phú để xem ai giàu hơn ai. "Liệu tôi có tài sản lớn nhất ở Cap Ferrat (miền Nam nước Pháp) hay không? Liệu tôi có căn nhà lớn nhất ở quảng trường Eaton (London, Anh) hay không? Liệu tôi có căn penthouse lớn nhất ở đại lộ số 5 (Mỹ) hay không?".

Khó tìm tình yêu đích thực 

Chuyên gia mai mối Mary Balfour chia sẻ: "Đó thực sự là một cơn ác mộng vì họ không thể thực sự tin tưởng bất kì ai. Họ luôn có cảm giác bị đào mỏ hoặc có những người ban đầu không có ý định xấu nhưng cuối cùng lại trở thành kẻ đào mỏ".

Một bà mẹ giàu có lại quan ngại những người đàn ông đến với con gái mình sẽ cảm thấy bị tước đoạt vai trò chu cấp cho gia đình của mình.

Sau tất cả những khó khăn trên, họ vẫn không có quyền được than vãn 

Rất nhiều người trong chúng ta có thể chia sẻ dễ dàng với bạn bè về những khó khăn của mình. Tuy nhiên, rất nhiều tỉ phú cho biết họ dường như mất quyền được phàn nàn. Họ sẽ rất dễ bị coi là "không biết điều" nếu vẫn phàn nàn trong khi (có vẻ) đã có tất cả mọi thứ.

Kết luận: các tỷ phú cũng là những người bình thường. Họ cũng đối mặt với những vấn đề như chúng ta và thậm chí còn ở quy mô lớn và phức tạp hơn. Rất nhiều người giàu cũng gặp vấn đề với những mong muốn sâu thẳm nhất của con người như tin tưởng ai, yêu và được yêu như thế nào, làm thế nào để tìm thấy giá trị và mục đích trong cuộc sống.

Đáp trả thế nào cho "ngầu" khi ai đó hỏi bạn "Tiền nhiều để làm gì"?Đáp trả thế nào cho 'ngầu' khi ai đó hỏi bạn 'Tiền nhiều để làm gì'? Những lời đáp "bá đạo" cho câu hỏi "Tiền nhiều để làm gì?"Những lời đáp 'bá đạo' cho câu hỏi 'Tiền nhiều để làm gì?' "Tiền nhiều để làm gì" và "làm gì để nhiều tiền"?'Tiền nhiều để làm gì' và 'làm gì để nhiều tiền'?


chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.