TP HCM trình Thủ tướng đề xuất liên quan 11 dự án trọng điểm

Bên cạnh báo cáo về những khó khăn, vướng mắc của, UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng liên quan 11 dự án trọng điểm; trong đó có việc xin gia hạn thời gian tái cấp vốn cho "siêu dự án" chống ngập 10.000 tỉ đồng.

UNBD TP HCM đã trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo về một số khó khăn, vướng mắc của TP, cũng như các đề xuất kiến nghị đối với các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Theo đó, UBND TP đề nghị gia hạn thời gian tái cấp vốn cho dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 đến ngày 30/9/2020. Đề xuất giao ngân hàng Nhà nước khẩn trương thực hiện thủ tục gia hạn tái cấp vốn cho dự án này, để làm cơ sở cho TP tiếp tục triển khai đúng theo quy định.

Bên cạnh đó, UBND TP và nhà đầu tư phải cam kết đảm bảo không tăng tổng mức đầu tư dự án sau báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ dự án, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/6/2020. Cam kết đảm bảo thời gian trả nợ vay (tháng 5/2016), theo đúng hợp đồng đã kí trước đó.

chống ngập

Phối cảnh dự án chống ngập. (Ảnh: Trung Nam Group cung cấp).

Đối với dự án đường Vành đai 3, UBND TP kiến nghị Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên, sớm xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án theo phương án đầu tư đã được Bộ Giao thông Vận tải trình tại tờ trình ngày 8/1.

UBND TP cũng kiến nghị liên quan dự án Khu phức hợp thông minh tại Khu chức năng số 2a trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Theo đó, cơ quan này mong muốn Thủ tướng cho phép TP tiếp tục triển khai thực hiện dự án như hợp đồng đầu tư có sử dụng đất giữa TP và Liên danh Tập đoàn Lotte.

Liên quan việc thẩm định phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa và quy trình chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, UBND TP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ chức năng nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Nghị định 167/2017/NĐ-CP, trong khi chờ sửa đổi, bổ sung các nghị định làm cơ sở pháp lí cho các địa phương thực hiện, đảm bảo tiến độ cổ phần hóa và công tác cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Về Mô hình ban quản lí vốn Nhà nước tại doanh nghiệp TP, UBND đề xuất Thủ tướng và các bộ, nhành liên quan cho phép thực hiện thí điểm việc thành lập ban quản lí vốn nhà nước tại doanh nghiệp TP trên cơ sở sáp nhập ban đổi mới doanh nghiệp TP với Chi cục Tài chính doanh nghiệp TP, không làm phát sinh biên chế.

UBND TP cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét có ý kiến cho tiếp tục triển khai dự án số 76 Tôn Thất Thuyết (phường 16, quận 4) của Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP. Đồng thời, UBND TP sẽ chỉ đạo các sở, ngành triển khai các thủ tục tiếp theo để thực hiện dự án này.

Trước những vướng mắc tại dự án Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng theo hình thức PPP (hợp đồng BT), UBND TP đề nghị chấp thuận tiếp tục sử dụng khu đất số 257 đường Trần Hưng Đạo; bổ sung khu đất tại địa chỉ số 3-3bis đường Phan Văn Đạt (quận 1), khu đất 3 ha tại Khu Trường đua Phú Thọ thanh toán hợp đồng BT dự án.

Ngoài ra, UBND cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận việc giải quyết gia hạn địa điểm đầu tư, tiếp tục lựa chọn Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát tiếp tục triển khai dự án có thể xem như hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.

Đối với dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo số 3194/BC-BKHĐT trình Thủ tướng, chờ xem xét, quyết định.

UBND còn kiến nghị Thủ tướng chấp thuận tạm ứng 600 tỉ đồng từ ngân sách từ Trung ương cho dự án cải thiện môi trường nước (giai đoạn 2), lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ, để thanh toán khối lượng hoàn thành cho các nhà thầu.

Đồng thời, UBND TP kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho tạm ứng hơn 2.158 tỉ đồng từ ngân sách Trung ương, để giải quyết việc thanh toán nợ đọng cho các nhà thầu nước ngoài, hạn chế phát sinh khiếu kiện, ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Trường hợp ngân sách Trung ương không thể tạm ứng, UBND mong muốn được tạm ứng số tiền trên từ ngân sách TP.

Ngoài ra, kiến nghị Thủ tướng sớm có ý kiến về phương án xác định tỉ lệ giá trị vay lại (32.5%) cho dự án đã được thống nhất giữa Bộ Tài chính và UBND khi Bộ này có văn bản báo cáo Thủ tướng.



chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.