Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ Hà Văn Thắm

Đại diện VKSND TP Hà Nội bất ngờ đề nghị HĐXX trả hồ sơ để Bộ Công an làm rõ nội dung vụ án, đánh giá chính xác hành vi vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án.
tra ho so dieu tra bo sung vu ha van tham Đại án OceanBank: Số tiền 500 tỷ và mối quan hệ 'tay ba'
tra ho so dieu tra bo sung vu ha van tham PVEP chối không nhận lãi ngoài, NHNN mua OceanBank giá 0 đồng
tra ho so dieu tra bo sung vu ha van tham Hà Văn Thắm khẳng định nhiều ngân hàng khác cũng chi tiền chăm sóc khách hàng vượt trần lãi suất

Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung

Mở đầu phiên xử chiều 8/3, khi các luật sư đang tiếp tục với phần xét hỏi, để làm rõ vai trò, trách nhiệm của người đại diện phần vốn góp 20% của PVN tại Oceanbank thì bất ngờ đại diện VKS nêu ý kiến: Có rất nhiều vấn đề không thể làm rõ tại tòa, đề nghị trả hồ sơ để Bộ Công an làm rõ nội dung vụ án, đánh giá chính xác hành vi vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án.

Ngay sau khi đại diện VKS có ý kiến, HĐXX đã quyết định tạm ngừng phiên làm việc để hội ý.

Sau giờ hội ý, HĐXX quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.

tra ho so dieu tra bo sung vu ha van tham
Hà Văn Thắm trả lời luật sư sáng 8/3 (Ảnh: Minh Quyết)

Theo quan điểm của HĐXX, hành vi nhận 69 tỷ đồng thông qua Công ty BSC của Nguyễn Xuân Sơn là trái quy định, có dấu hiệu của tội "Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản". Sau khi về PVN, bị cáo Sơn vẫn chỉ đạo Nguyễn Minh Thu chi chăm sóc khách hàng của PVN. Số tiền bị cáo chiếm đoạt là 246 tỷ đồng. Số tiền này là của Oceanbank. Cáo trạng xác định bị cáo tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế là chưa chính xác, nên cần thiết làm rõ để xác định đúng tội danh.

Việc PVN góp 800 tỷ đồng và bị thất thoát trong đại án này, HĐXX yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Nguyễn Xuân Sơn và những người liên quan.

Theo HĐXX, trong giai đoạn 2011 -2014 có hàng ngàn cá nhân, tổ chức nhận lãi ngoài trong đó chủ yếu là khách hàng ngành dầu khí. Các khách hàng này có dấu hiệu móc ngoặc để nhận lãi ngoài để hưởng lợi nên cần thiết phải điều tra làm rõ nhằm có căn cứ thu hồi thiệt hại của vụ án. Các bị cáo là giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch không trực tiếp nhận chỉ đạo chi lãi ngoài nên việc quy kết các bị cáo là chưa chính xác nên cần thiết phải làm rõ.

HĐXX cũng xác định trong việc cho vay 500 tỷ đồng, Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn có dấu hiệu đồng phạm với Hà Văn Thắm về tội Vi phạm quy định cho vay, nên cần thiết điều tra làm rõ. Việc tách hồ sơ liên quan đến 9 cá nhân với khoản tiền 137 tỷ đồng cần phải làm rõ trong vụ án này để đảm bảo sự công bằng của pháp luật.

Chủ tịch HĐQT OceanBank khẳng định nguồn chi lãi ngoài lấy từ công ty BSC, nguồn vốn của ngân hàng

Trước đó, phiên tòa xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) diễn ra với phần xét hỏi.

Trả lời luật sư Nguyễn Huy Toàn, bị cáo Nguyễn Minh Thu – cựu TGĐ Oceanbank khai việc chi lãi ngoài theo chủ trương của Hà Văn Thắm trên toàn hệ thống, cá nhân bị cáo đã làm việc với Nguyễn Thị Minh Phương – cựu Phó TGĐ và một số bị cáo khác. Đối với khối khách hàng cá nhân, bị cáo cho biết không làm việc mà bị cáo Hà Văn Thắm trực tiếp phân công.

Đầu năm 2011, khi nhận vị trí TGĐ, bị cáo có trình phân công nhiệm vụ ban điều hành và được Hà Văn Thắm phê duyệt. Cuối năm 2012, với quyết định của HĐQT, bị cáo khẳng định không trình phân công nhiệm vụ cho các Phó TGĐ.

Liên quan khối khách hàng cá nhân, bị cáo Đỗ Đại Khôi Trang – nguyên GĐ Khối khách hàng cá nhân bị truy tố tội Cố ý làm trái với hậu quả thiệt hại lên đến 184 tỷ đồng đã xác nhận bảng kê chi ngoài lãi suất.

Tại tòa, Trang khai bản thân mình không biết xác nhận vào bảng kê là chi ngoài lãi suất vì chỉ nghĩ tới doanh số của đơn vị, và đây là việc mà tất cả các ngân hàng đều làm.

“Bị cáo chỉ là người làm công ăn lương không hưởng lợi cá nhân mà chỉ vì lợi ích của ngân hàng” – Trang trình bày.

Sau đó, Trang cho biết, trong số tiền bị cho là thiệt hại vì chi lãi suất ngoài ở giai đoạn tháng 10/2014, bị cáo này không liên quan.

Đến lượt phần trả lời của bị cáo Nguyễn Minh Đạo – cựu GĐ Chi nhánh Hà Nội, Đạo trình bày mình không nhận bất kỳ chỉ đạo nào của lãnh đạo hội sở về chi lãi ngoài, không trực tiếp chi lãi ngoài, không phân công phó giám đốc trong việc chi lãi ngoài.

Theo Đạo, số tiền 42 tỷ liên quan hành vi của Đạo không phải là thiệt hại vì chi nhánh vẫn làm ăn có lãi. Bên cạnh đó, Đạo còn cho rằng, nếu không chi lãi ngoài thì chi nhánh cũng không có lợi nhuận.

“Bị cáo nghĩ rằng đó là hoạt động bình thường, đến khi bị khởi tố thì mới biết tác hại của sự việc” – Đạo khai nhận.

Trong trách nhiệm về vốn, theo bị cáo Đạo là trong việc chi lãi ngoài hợp đồng bà Lê Thị Thoa – Phó GĐ Chi nhánh Hà Nội phụ trách. Ông ta không phân công trách nhiệm chi lãi ngoài cho PGĐ chi nhánh.

Sau đó, bị cáo Nguyễn Minh Thu tiếp tục trả lời câu hỏi của các luật sư, Thu cho biết, tại chi nhánh, lãnh đạo chi nhánh sẽ là người phân công nhiệm vụ tổ chức thực hiện cho các PGĐ.

Theo cáo trạng, bị cáo Nguyễn Thị Thu Ba – cựu GĐ Khối bán lẻ bị truy tố tội Cố ý làm trái, gây thiệt hại hơn 84 tỷ đồng. Với sự chỉ đạo của bị cáo Thu Ba khối bán lẻ đã kiểm tra các khoản tiền chi lãi ngoài huy động vốn cho khách hàng cá nhân, sau đó ký xác nhận hoặc trình Nguyễn Minh Thu phê duyệt, chuyển cho bộ phận kế toán hạch toán chuyển tiền cho các chi nhánh/phòng giao dịch để chi lãi ngoài của khách hàng.

Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Ba trình bày: “Trách nhiệm của khối bán lẻ là kiểm tra đối chiếu xác thực tổng hợp thông tin khách hàng rồi báo cáo lên cho sếp và các khối nghiệp vụ. Các thông báo của các chi nhánh/phòng gửi hội sở bằng thư và trách nhiệm của khối bán lẻ là so sánh lại trên hệ thống Corebanking. Việc sử dụng báo cáo này, theo bị cáo là tùy chức trách của từng đơn vị nghiệp vụ. Việc ký nháy trong báo cáo của bị cáo trong báo cáo là xác nhận việc danh sách đã được đối chiếu kiểm tra. Bị cáo không có chức trách xét duyệt khách hàng để khối kế toán chi lãi suất ngoài. Bị cáo buộc vai trò đồng phạm trong tội Cố ý làm trái, bị cáo rất băn khoăn”.

Sau đó, phía đại diện cơ quan giám định Tư pháp về việc giám định thiệt hại của NH Oceanbank cho hay, cơ quan giám định của NHNN được cơ quan điều tra cung cấp tài liệu, bao gồm bảng kê hỗ trợ chi nhánh, bảng kê chi tiết… Sau đó đơn vị giám định đã thực hiện giám định trên tài liệu cơ quan điều tra cung cấp, và trả lời những yêu cầu của cơ quan điều tra.

Luật sư tiếp tục đặt câu hỏi với đại diện giám định về tư cách cá nhân đánh giá thiệt hại 1.500 tỷ đồng, đại diện cơ quan giám định cho biết: “Tôi không trả lời câu hỏi này. Toàn bộ nội dung giám định đã có HĐGĐ đánh giá cụ thể”.

Trả lời hoạt động của Công ty BSC, bị cáo Hà Văn Thắm – cựu Chủ tịch Oceanbank cho hay, BSC là pháp nhân độc lập, nguồn thu của BSC không liên quan đến Oceanbank. Về con số thiệt hại liên quan hơn 1.500 tỷ đồng, Thắm cho rằng, bị cáo sở hữu hơn 60% tại Oceanbank. Nếu thiệt hại tại thời điểm đó thì ông ta mất khoảng 1.000 tỷ đồng. Trước câu hỏi của LS, bị cáo đề nghị HĐXX xem xét và giảm trừ vấn đề thiệt hại trong vụ án.

Sau đó, bị cáo Nguyễn Thị Nga – cựu kế toán trưởng cho rằng, hoạt động của bị cáo là chuyên môn độc lập với kinh doanh. Bị cáo cho rằng mình không hiểu cơ sở cáo buộc liên quan đến số tiền thiệt hại gần 176 tỷ đồng. Bị cáo cũng cho biết, mình cũng từng phản đối việc chi cho khách hàng bằng tiền tạm ứng.

“Vào thời điểm đó nếu không chi lãi ngoài thì hệ lụy không phải mỗi hàng ngàn nhân viên Oceanbank mà cả hệ thống tài chính ngân hàng nói chung” – bị cáo Nga trình bày.

Trong phần trả lời LS, bị cáo Hà Văn Thắm cho biết, nguồn chi lãi ngoài lấy từ Công ty BSC, nguồn vốn của ngân hàng. Trước đó, bị cáo cho hay, nguồn tiền chi lãi ngoài theo bị cáo là tiền cá nhân của lãnh đạo hội sở.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.