Năm ngoái, các nhà khoa học phát hiện vệ tinh có tên 2016 HO3 quay quanh Trái đất như một Mặt trăng thứ hai. Sau nhiều quan sát và phân tích, tại Hội nghị hàng năm về Khoa học Trái đất, nhóm đã kết luận vật thể chỉ được coi là thiên thạch vũ trụ vì không đủ điều kiện.
Quỹ đạo di chuyển của 2016 HO3 (đường màu vàng) - ảnh NASA. |
2016 HO3 là vật thể đặc biệt, nó quay quanh mặt trời cũng như Trái đất theo hình bầu dục, điểm xa nhất gấp 100 lần và điểm gần nhất gấp 38 lần khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng. Khoảng cách trên được cho là quá xa để các nhà khoa học nghiên cứu chi tiết.
Để hiểu hơn về "Mặt trăng thứ 2", Giáo sư Vishnu Reddy và nhóm của ông tới từ Đại học Arizona (Mỹ) đã quyết định thực hiện một số quan sát dành riêng cho vật thể này. Các nhà khoa học cho biết, 2016 HO3 có kích thước rất nhỏ, không lớn hơn 100m, tự quay quanh trục với tốc độ 2 vòng mỗi giờ và phản chiếu ánh sáng như các thiên thạch khác.
Các chuyên gia lý giải, 2016 HO3 là một trong những "bán vệ tinh" của Trái đất có quỹ đạo ổn định nhất. Những vật thể này thường theo đường đi không ổn định và thay đổi lớn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, 2016 HO3 khác đôi chút với những bán vệ tinh còn lại, nó có thể di chuyển đều đặn trong hàng trăm năm, chính điều này đã khiến thiên thạch suýt trở thành Mặt trăng thứ 2 của Trái đất.
Khách sạn trên Mặt trăng cho phi hành gia và khách du lịch
Một công ty cung cấp dịch vụ tại Las Vegas đang bắt tay với Nasa để tạo ra khách sạn đầu tiên trên Mặt trăng ... |
Hai ngôi sao va chạm, bắn ra lượng vàng gấp 10 lần Trái đất
Hai ngôi sao va chạm với nhau tạo ra vụ nổ rung chuyển vũ trụ, kèm theo đó là lượng vàng gấp 10 lần trái ... |
Google Maps bổ sung bản đồ Mặt trăng và nhiều hành tinh khác
Không chỉ riêng Trái đất, Google Maps vừa bổ sung bản đồ Mặt trăng cùng nhiều hành tinh khác trong Hệ mặt trời. |