Tranh cãi bằng Đại học chính quy và tại chức giá trị như nhau trong Dự thảo Luật giáo dục

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (ĐH) có sửa đổi hình thức đào tạo, chỉ cấp một bằng duy nhất không ghi “chính quy” hay “tại chức” gây ý kiến trái chiều.

Vừa qua, Bộ GD&ĐT công bố để lấy ý kiến Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH. Trong Dự thảo này, Điều 6 sửa đổi có đưa ra quy định về hình thức đào tạo có 2 hình thức là tập trung và không tập trung.

Bằng cấp giữa hình thức đạo tạo tập trung và không tập trung sẽ không có sự khác biệt, cụ thể người học sẽ được cấp một bằng duy nhất không ghi “chính quy” hay “tại chức”, có giá trị như nhau.

tranh cai bang dai hoc chinh quy va tai chuc gia tri nhu nhau trong du thao luat giao duc
Ảnh chụp dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH

Sau khi đọc Dự thảo trên, nhiều người tốt nghiệp ĐH hệ chính quy đã có ý kiến không đồng tình với Dự thảo.

Anh Nguyễn Thanh La, tốt nghiệp ĐH chính quy một trường ĐH Đà Nẵng chia sẻ: “Tôi thấy Dự thảo sửa đổi, cấp một bằng ĐH có giá trị ngang nhau giữa chính quy và tại chức như vậy là không ổn. Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc chữ “chính quy” và “tại chức” sẽ không còn ghi trên bằng”.

Anh La lý giải lý do, một người bình thường phải trải qua quá trình đào tạo, học tập vô cùng căng thẳng suốt nhiều năm liền từ cấp tiểu học đến THPT. Sau đó trải qua kỳ thi ĐH, có điểm thi bằng hoặc hơn điểm chuẩn mới vào được nghành học mà mình yêu thích.

Thời gian học tập ĐH chính quy tốn kém tiền bạc và thời gian, chỉ tập trung vào việc học. Trong khi đó người học tại chức hay ở đây là không tập trung họ có thể nghỉ ngang ở cấp THCS rồi học trung cấp, sau đó liên thông lên CĐ hay ĐH. Họ vừa kiếm tiền vừa học sao đảm bảo kiến thức bằng người được đào tạo chính quy tập trung?

“Hiện nay các doanh nghiệp, công ty tuyển dụng người đúng là chỉ dựa vào năng lực làm việc chứ không quan trọng bằng cấp chính quy hay tại chức. Tuy nhiên, tôi không nói là không đơn vị tuyển dụng quan trọng đào tạo bằng hình thức nào. Bởi người được đào tạo chính quy vẫn có sự “coi trọng” hơn vì được đào tạo bài bản gấp mấy lần”, anh La nói.

tranh cai bang dai hoc chinh quy va tai chuc gia tri nhu nhau trong du thao luat giao duc
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT. Ảnh: Bộ GD&ĐT

Theo anh La, anh chứng kiến tình trạng người học tại chức đi học “bữa đucợ bữa mất” hay nhờ người học dùm, điểm danh, quan hệ với giảng viên dạy để có điểm số đẹp. Với bằng cấp tại chức đó, họ mục đích chỉ “làm đẹp” khoe mẽ, leo lên vị trí nào đang làm chứ năng lực không ai đảm bảo.

Anh Nguyễn Văn Linh, một người cũng tốt nghiệp ĐH hệ chính quy đồng tình với ý kiến anh La không cấp một bằng có giá trị ngang nhau dù đào tạo “chính quy” hay “tại chức”.

Theo anh Linh, anh biết việc liên kết đào tạo từ xa hệ vừa học vừa làm của nhiều trường hiện nay chỉ thu lợi nhuận, không màn kiến thức người học có đảm bảo đầu ra hay không.

“Tôi quen một người đang làm chức vụ cao bên nghành điện. Người này chỉ tốt nghiệp hệ trung cấp, nhờ người khác học hộ, điểm danh với giảng viên, số lần đi học chỉ đếm đầu ngón tay. Đến kỳ thi người này quan hệ với giảng viên để qua được học phần, điểm số cao. Thử hỏi việc học, đào tạo như thế sao công bằng với người thi thật, học thật tập trung?”, anh Linh nêu ý kiến.

Anh Đoàn Xuân Sơn, một người cũng tốt nghiệp hệ chính quy một trường ĐH Đà Nẵng có ý kiến khác. Nếu bằng chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau thì phải đảm bảo chất lượng đạo tạo tốt và chuẩn đầu ra nghiêm ngặt. Làm sao đảm bảo sự công bằng giữa hai hình thức đào tạo, khi đó việc ghi chữ “chính quy” hay “tại chức” không còn quan trọng.

Trao đổi với báo chí ngày 28/11, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết, hình thức đào tạo không tập trung được xây dựng trên phương thức đào tạo từ chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, cách thức tổ chức, kiểm tra đánh giá và chuẩn đầu ra giống hình thức tập trung.

“Một khi phát sinh tiêu cực thì trước hết sinh viên của nhà trường sẽ không đồng ý và đấu tranh khi bằng của họ bị lẫn lộn với bằng không đảm bảo chất lượng khác.

Xã hội cũng có những giám sát nhất định. Về phía cơ quan quản lý nhà nước chỉ làm kiểm định chất lượng. Sắp tới, vấn đề kiểm định các trường sẽ được đẩy mạnh nhất là kiểm định chương trình, kiểm đinh quá trình tổ chức, quản lý đào tạo và cấp bằng cho chương trình đó”, bà Phụng trả lời trên báo Infonet.

tranh cai bang dai hoc chinh quy va tai chuc gia tri nhu nhau trong du thao luat giao duc Thầy cô phấn khởi với tin dự thảo lương giáo viên cao nhất

Bộ GD&ĐT sẽ trình lên Chính phủ dự thảo Luật giáo dục, trong đó tăng tiền lương giáo viên lên cao nhất. Thông tin trên ...

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.