Tranh cãi việc khen con giống bên nội hay giống bên ngoại

Chỉ vì lời khen con giống bên nội hay bên ngoại cũng khiến các bà mẹ tranh cãi kịch liệt.

Cuộc tranh cãi bắt đầu nổ ra từ chia sẻ của một bà mẹ bỉm sữa: “Cực kỳ ghét ai đến thăm bé mà nói mặt bé y như con của chị chồng, chân tay dài thòng giống y chú út nó… Ủa con ai đẻ vậy? Khen vậy rồi được cái gì không? Trong khi mặt mũi tóc tai nó y chang ba mẹ nó! Có mẹ nào ích kỷ giống mình không, chứ mình không thích vậy”.

Chị tâm sự rằng, từ khi sinh con, đứa bé chỉ được nhận xét là giống họ hàng bên nội mà không giống mẹ và cũng không giống bố. Điều này khiến chị cảm thấy khó chịu.

Nhiều bà mẹ đồng tình rằng họ cảm thấy tủi thân khi đứa con rứt ruột đẻ ra mà lại được nhận xét là không giống mẹ chút nào. Thậm chí không khen giống ba giống mẹ mà chỉ khen giống ông nội, cô chú họ hàng bên nội.

Một số câu chuyện tương tự cũng được chia sẻ thể hiện sự đồng cảm. Ví dụ như bế con ra ngõ chơi mà hàng xóm hỏi “bế con của ai vậy” khiến bà mẹ tủi thân suốt 30 năm. Hay con được khen là trắng giống bố, cái mũi của cô, cái miệng của bà nội rồi chân tay của chú. Một số mẹ còn tự nhận mình là phận đẻ thuê vì có bao nhiêu nét bên nội nhận hết.

tranh cai viec khen con giong ben noi hay giong ben ngoai
Cuộc tranh cãi bùng nổ về việc khen con giống bên nội hay bên ngoại. Ảnh: Grandparents

Tuy nhiên cũng có nhiều người cho rằng bà mẹ này phản ứng thái quá. Bởi lẽ, người Việt Nam có một “thông lệ” là khi đi thăm những đứa trẻ mới sinh gần như ai cũng lên tiếng khen con giống bố, thậm chí là cố ngắm nghía để tìm ra “nét” nào đó của ông bố mà khen giống. Thậm chí là khen “bừa” dẫu thực tế là đứa bé giống mẹ y như đúc.

Nhiều ý kiến cho rằng phải cảm thấy vui mừng khi con được khen giống bên nội dù cho đó có là lời khen thật lòng hay khéo léo. Lời khen ấy làm đẹp lòng bên nội. Nhờ thế, ông bà nội và họ hàng bên nội sẽ càng thêm yêu quý và cưng chiều cháu hơn. Kéo theo đó, mỗi quan hệ của con dâu với gia đình bên nội cũng tốt đẹp hơn.

Chị Dương Thị Thu Nga, nhân viên văn phòng tại Cầu Giấy, Hà Nội tâm sự: “Được khen con giống bố, giống họ hàng bên nội là may mắn rồi. Con mình đẻ ra ai mà chẳng ích kỷ nhưng nếu khen giống mẹ với bên ngoại thì còn rắc rối hơn nhiều. Chẳng có ông bà nội nào thích đứa cháu của mình mà suốt ngày được khen giống bên ngoại đâu”.

Đồng tình với chị Nga, chị Lê Thủy Tiên trú tại Hoàng Mai (Hà Nội) kể về câu chuyện của bản thân chị. Chỉ vì một lời khen rằng con giống mẹ như đúc không giống bố chút nào mà chị Tiên bị mẹ chồng hắt hủi suốt bao nhiêu năm qua.

Việc con giống bố hoặc giống mẹ là điều rất bình thường, thậm chí còn không giống cả hai. Một lời khen có sức mạnh đủ để vun đắp và rạn nứt hạnh phúc gia đình? Hay là niềm tin giữa những con người sống dưới một mái nhà chưa đủ? Đứa con sinh ra để yêu thương chứ đâu phải để khẳng định “chủ quyền” của mình trên nó.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.