Tranh chấp hơn 43 tỷ đồng gửi trong ngân hàng vì chữ ký khống

5 cuốn sổ tiết kiệm mà vợ chồng ông Trung báo mất được ngân hàng thông báo đã sang tên cho cha mẹ ruột của ông với giấy tờ có chữ ký của chính chủ sổ.

Ông Lê Đình Trung, 36 tuổi (An Giang), cho biết vợ chồng ông có gửi 5 sổ tiết kiệm tại Ngân hàng Việt Á chi nhánh An Giang với tổng trị giá hơn 43,5 tỷ đồng. 3 cuốn đứng tên ông Trung, 2 đứng tên bà Ngọc (vợ ông) và được gửi trong khoảng 13/1-6/4/2016 với cùng kỳ hạn 6 tháng.

Đầu tháng 7, khi gần đáo hạn cuốn đầu tiên, ông bà phát hiện đã mất cả 5 cuốn. Hỏi ngân hàng, ông được biết toàn bộ số tiền trong 5 quyền số nêu trên đã được chuyển cho ông Lê Hữu Phước và bà Nguyễn Thị Hồng - cha mẹ ruột của ông Trung.

tranh chap hon 43 ty dong gui trong ngan hang vi chu ky khong
Việc khách hàng ký khống khi giao dịch với ngân hàng tiếp tục gây ra những tranh cãi hàng chục tỷ đồng.

Theo lời kể của ông Trung, trước đó vào ngày 1/6, vợ chồng ông đang đi khám bệnh ở Cần Thơ thì được ông Phước gọi điện thoại bảo ghé lại Ngân hàng Việt Á Cần Thơ để tham gia chương trình dự thưởng (ông Phước cũng đang gửi tiết kiệm tại đây). Khi đến nơi, khách hàng được một nhân viên tên Lan Anh đưa mấy tờ giấy trắng bảo ký tên. Lúc đó, ông Trung chỉ đưa chứng minh thư và không hề mang theo hay trình ra sổ tiết kiệm nào. Ngày hôm sau, 2 vợ chồng ông lại quay lại đây gặp cô Lan Anh để ký thêm lần nữa.

"Chúng tôi được đưa những tờ giấy trắng A4 bảo ký tên chứ hoàn toàn không có nội dung gì. Cô Lan Anh nói chỉ lấy chữ ký hộ một nhân viên khác của Ngân hàng Việt Á tại An Giang tên là Tố Như, chứ bản thân cô không biết nội dung. Mọi giấy tờ sẽ được gửi chuyển phát nhanh về An Giang để điền thông tin vào", ông Trung nói và giải thích trước đó từng ký lên giấy trắng khi giao dịch với ngân hàng và không có hậu quả gì nên lần này cũng "ký nhanh rồi về".

Ông Trung nhận định những giấy tờ này sau đó đã được chuyển thành giấy uỷ quyền và giấy chuyển nhượng sổ tiết kiệm. "Chúng tôi khẳng định chưa bao giờ đề nghị Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ chuyển nhượng ̀sổ tiết kiệm của mình", vị này nói và cho biết đã yêu cầu ngân hàng cung cấp các bản hồ sơ đã ký thì được nhân viên bảo đi gặp ông Phước, bà Hồng xin. Sau đó, ông Trung có làm đơn xin trích lục nhưng đến nay cũng chưa được cung cấp hồ sơ, chứng từ nào.

Đến ngày 6/7, vợ chồng ông Trung trình báo với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh An Giang và sau đó nhận được 2 văn bản giải trình do ông Nguyễn Minh Vũ - Phó giám đốc Ngân hàng Việt Á chi nhánh An Giang ký. Theo đó, ngân hàng xác định

ngày 1/6, ông Trung và bà Ngọc đã đến chi nhánh Cần Thơ để yêu cầu chuyển nhượng các sổ tiết kiệm. Một ngày sau, chi nhánh An Giang - nơi 2 ông bà mở sổ -đã nhận được bản chính đề nghị chuyển quyền sở hữu các sổ tiết kiệm nêu trên và thực hiện chuyển cho ông Phước, bà Hồng theo đề nghị và đúng quy trình.

VietA Bank An Giang cũng cho rằng sau thời điểm nêu trên, bên chuyển nhượng đã chấm dứt các quyền đối với sổ tiết kiệm, trong khi phía nhận có toàn quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt tài sản này.

tranh chap hon 43 ty dong gui trong ngan hang vi chu ky khong
Bản bản phúc đáp lần một của VietA Bank An Giang.

Ngoài ra, ngày 8/7, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh An Giang cũng đã có buổi làm việc với vợ chồng ông Trung, cho biết quá trình tìm hiểu khiếu nại cho thấy nhiều khó khăn trong việc xác định hành vi chuyển nhượng, nhất là việc ký các giấy tờ lại diễn ra ở Cần Thơ. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh An Giang do đó không đủ cơ sở để xác định, mà chỉ có thể trông cậy vào cơ quan tư pháp có đủ chức năng trưng cầu giám định.

Đến ngày 21/7, vợ chồng ông Trung đã làm đơn tố giác gửi tới cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Cần Thơ về việc ông Phước và bà Hồng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Văn bản phúc đáp từ phía Công an xác định hành vi của ông Phước, bà Hồng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên không khởi tố. Nhà chức trách cũng không đưa ra kết luận gì liên quan đến việc Ngân hàng Việt Á có làm đúng quy trình giao dịch hay không.

Không đồng ý với kết luận nêu trên, vợ chồng ông Trung tiếp tục khởi kiện ra toà cũng như kêu cứu gửi khắp nơi. Ngoài việc tố cáo ông Phước, bà Hồng, vợ chồng ông Trung còn cáo buộc một số nhân sự tại Ngân hàng Việt Á đã thông đồng với ông Phước và bà Hồng chiếm đoạt tiền thông qua việc lừa ký chứng từ khống để chuyển nhượng 5 sổ tiết kiệm.

Ông Trung cũng thắc mắc tại sao toàn bộ sổ tiết kiệm của hai vợ chồng ông bị người khác tự ý mang đến mà ngân hàng vẫn thực hiện giao dịch chuyển nhượng trong khi không thông báo và không được sự đồng ý của chủ sở hữu.

Trước tố cáo của con trai, ông Lê Hữu Phước từ chối bình luận với VnExpress và cho rằng, sự việc đã được phía cơ quan cảnh sát điều tra xử lý. Tương tự, phía Ngân hàng Việt Á cũng chưa có phản hồi chính thức với báo chí về vụ việc.

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng phân tích, theo luật thì sổ tiết kiệm được phép chuyển nhượng, thủ tục cụ thể do từng ngân hàng quy định. Người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối.

Với trường hợp này, như lời trình bày của khách hàng thì họ cho biết không tự nguyện, và "bị lừa ký khống giấy tờ". Nếu đúng như vậy thì giao dịch này có thể vô hiệu, song họ phải chứng minh được điều đó khi ngân hàng đưa ra đầy đủ các chứng từ chuyển nhượng có chữ ký của họ. Ngoài ra,

Luật sư Hưng cho rằng, vụ việc cũng có nhiều dấu hiệu "bất thường" nên cơ quan công an cần làm rõ thêm.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.