Tranh luận bỏ đại học vì nghèo có phải hèn không?

Cộng đồng mạng tranh luận về chủ đề sinh viên và khả năng tự lập sau câu chuyện anh em song sinh ở Nghệ An định bỏ đại học vì hoàn cảnh nghèo khó.

Câu chuyện muốn bỏ đại học vì nghèo gây ra cuộc tranh luận trên mạng sau khi anh em sinh đôi Tuấn - Tùng (Nghệ An) đỗ một trường đại học lớn ở Hà Nội nhưng không có điều kiện nhập học.

Bố của hai nam sinh mất khi Tuấn - Tùng mới 2 tuổi, một mình mẹ tần tảo nuôi con ăn học. Ngày biết mình trúng tuyển, hai anh em giấu không cho mẹ biết và định không nhập học mà kiếm việc làm thêm. Nhưng ước mơ bao nhiêu năm được vào giảng đường đại học trỗi dậy, họ đã tâm sự với mẹ mong muốn được đến trường.

Một trong hai anh em chia sẻ nếu được đi học, cả 2 sẽ cùng cố gắng cho tương lai. "Nhưng nhà nghèo quá, chắc chúng em phải nghỉ học thôi”, Tùng nói.

Câu chuyện nhận được sự cảm thông, chia sẻ và lấy đi nước mắt của nhiều người. Nhưng ở góc nhìn khác, không ít ý kiến cho rằng tại sao lại dễ dàng bỏ cuộc khi đã đỗ đại học. Các em đã 18 tuổi, có sức khỏe, kiến thức, tại sao lại đầu hàng quá sớm?

Đừng đổi lỗi cho hoàn cảnh

Chia sẻ trên mạng xã hội, thành viên N.B.L. kể năm 13 tuổi, anh đã phải làm “bục mặt”, mùa hè xin đi gặt mướn 3 ngày để lấy tiền mua quần áo, sách vở. 17 tuổi “bẻ gẫy sừng trâu”, anh đi cắt kéo vác đất.

Nếu 17 tuổi, thân thể khỏe mạnh, học sinh phải nghỉ học vì nghèo thì hèn lắm. Nhất là bây giờ thời đại số, sinh viên có nhiều điều kiện để làm thêm. Nhiều bạn sinh viên tự kiếm tiền trang trải chi phí 4 năm đại học mà không cần một đồng chu cấp của bố mẹ. Vậy tại sao các em sức dài vai rộng lại bỏ học vì không có tiền?

Theo quan điểm của N.B.L., bố mẹ càng nghèo, các con càng phải có trách nhiệm và bươn trải. Có nhiều công việc như nhân viên bưng bê, chạy Grab, làm bảo vệ, đi dạy thêm… Điều quan trọng là quyết tâm tự lập để thoát nghèo.

Lê Vũ Anh Thư - cô gái sinh năm 2000, cựu học sinh THPT Việt Đức, Hà Nội - nêu ý kiến hai bạn trên quá phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh.

Cô gái vừa trúng tuyển đại học, vừa đủ điều kiện du học tại Đức nhưng quyết định dừng học một năm để đi làm thêm này cho rằng hoàn cảnh của các bạn rất khó khăn nhưng cả hai đều đã đủ 18 tuổi, chịu hoàn toàn trách nhiệm về bản thân. Nếu cần thiết các bạn có thể vay tạm tiền để vừa học vừa làm, xoay sở cuộc sống.

Trường hợp không thể xoay sở trong năm đầu tiên, các bạn nên lùi ước mơ của mình một năm chứ không thể dễ dàng từ bỏ.

tranh luan bo dai hoc vi ngheo co phai hen khong
Anh Thư quyết định dừng học một năm để làm thêm. 10X cho rằng không thể từ bỏ giấc mơ đại học một cách dễ dàng, dù kinh tế khó khăn. Ảnh: NVCC

Anh Thư chia sẻ vào đại học chậm một vài năm không phải việc tồi tệ hay gây hại, đôi khi lại giúp sinh viên vững vàng hơn về kiến thức xã hội, kinh nghiệm cuộc sống. Điều quan trọng là mỗi người cần có ý chí và tinh thần cầu tiến, vươn lên trong cuộc sống, có tự trọng, tự chủ.

Chính vì vậy, trước khi đi du học, Anh Thư nghỉ một năm để làm "sale marketing" cho công ty về trẻ em và tham gia tổ chức các sự kiện ngoài giờ hành chính. Ngoài ra, cô còn dạy gia sư.

10X nói du học đồng nghĩa việc sẽ tự lập ở một nơi xa lạ, không có sự trợ giúp của người thân. Vì vậy, Anh Thư muốn chuẩn bị thật tốt cho việc này. Làm thêm không vất vả như mọi người đã nghĩ. Công việc này giúp cô hiểu và thương bố mẹ mình hơn.

"Đi làm thêm khiến em bắt buộc phải dậy sớm, thức khuya vì trách nhiệm của mình với cơ quan, phải dẹp cái tôi của chính mình để hoà nhập và cộng tác, cũng như tìm niềm vui từ chính những vất vả khó khăn", Anh Thư nói.

"Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"

Ở một góc nhìn khác, nói về các trường hợp học sinh gặp khó khăn, thầy Vũ Khắc Ngọc - giáo viên tại Hà Nội - cho hay thực sự với mức học phí của các đại học "tự chủ tài chính" như hiện tại và mức chi tiêu đắt đỏ ở thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, việc học đại học ntrở nên xa xỉ với nhiều học trò ở vùng nông thôn nghèo.

Riêng về trường hợp nam sinh ở Nghệ An có ý định nghỉ học vì nghèo, thầy Ngọc cho rằng thực tế, nhiều người ở nông thôn chưa từng đến Hà Nội hay TP.HCM nên không hình dung ra có những cơ hội làm thêm nào để cải thiện thu nhập. Họ cảm thấy lo sợ trước những rủi ro ở đó nhiều hơn.

tranh luan bo dai hoc vi ngheo co phai hen khong
Sinh viên đi làm thêm. Ảnh: Diệp Sa.

Bây giờ, nếu đặt ra câu hỏi: "Em sẽ làm thêm việc gì? Ở đâu? Mất bao lâu để tìm được công việc làm thêm phù hợp?", 80% sinh viên năm thứ nhất mới nhập học chưa thể trả lời được.

Theo khảo sát của thầy Ngọc, chi phí để đi nhập học lần đầu của một sinh viên khoảng từ 5 đến 20 triệu đồng, chưa kể các khoản ăn, ở, đi lại.

Trước khi nghĩ tới việc có thể đi làm thêm và tìm được việc làm thêm, họ vẫn phải lo khoản tiền đó. Việc này với nhiều gia đình ở nông thôn là quá sức.

Thầy Ngọc gửi lời khuyên: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường". Bản thân thầy cũng từng xuất thân trong hoàn cảnh rất nghèo và rất khó. Chỉ cần các em chăm chỉ, nỗ lực và có ý chí, kiểu gì cũng tìm ra cách để tiếp tục giấc mơ giảng đường.

tranh luan bo dai hoc vi ngheo co phai hen khong Nữ sinh mồ côi cha lo không có tiền theo học đại học

Nữ sinh mồ côi cha đỗ Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng giờ đây em lo lắng không biết lấy tiền đâu để theo ...

tranh luan bo dai hoc vi ngheo co phai hen khong Thí sinh đạt 20,5 điểm khối A nhưng nhà nghèo thì nên học đại học hay học nghề để có thu nhập?

Có thí sinh đặt câu hỏi, do hoàn cảnh khó khăn nên dù được 20,5 điểm khối A nhưng vẫn băn khoăn giữa học đại ...

tranh luan bo dai hoc vi ngheo co phai hen khong Rút ngắn thời gian học đại học xuống còn 3 năm?

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học được sửa đổi theo hướng: Đào tạo trình độ ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.