Chữ viết của Nguyễn Thị Bích trên trang Chữ viết tay nhận được ngưỡng mộ của nhiều thành viên
NGUYỄN THỊ BÍCH |
Xuất bản một cuốn sách bằng chữ viết tay là ý tưởng mà tiến sĩ Vũ Thế Dũng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, dự định thực hiện trong năm nay. Ông cho rằng, khi tất cả các cuốn sách khác đang được xuất bản bằng chữ đánh máy thì một cuốn sách bằng chữ viết tay sẽ là điều khác biệt.
Ý tưởng này được tiến sĩ Dũng đưa lên trang cá nhân để lấy ý kiến bạn bè, đồng nghiệp, học trò. Kết quả khá bất ngờ. Có đến 58% lượng người cho ý kiến đồng ý chọn cách làm này. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng chữ viết tay sẽ không được nhanh như chữ đánh máy.
Trong thời đại thông tin, nhiều người đã quen với cách đọc nhanh và nắm ý chính hơn là đọc và nghiền ngẫm. Tiến sĩ Dũng chia sẻ tư duy nhanh - chậm càng là lý do cho ý tưởng ra đời một cuốn sách bằng chữ viết tay. Chữ khó đọc hơn thì tư duy chậm sẽ được kích hoạt, dẫn đến lý trí sẽ hoạt động sâu hơn.
Chưa biết ý tưởng viết sách bằng chữ viết tay sẽ như thế nào, nhưng tiến sĩ Dũng cho biết vẫn kiên trì thực hiện vì chữ viết tay cảm xúc hơn, sáng tạo hơn, thể hiện cá tính hơn so với chữ máy tính giống nhau và đã quá quen thuộc.
Trên Facebook hiện có trang Thư tay VN. Mục đích của trang này được tóm gọn như sau: “Một buổi tối, bạn nắn nót từng chữ trong lá thư gửi ông già Noel. Một buổi sáng, bạn mở mắt và nhận được thư hồi âm đặt đầu giường. Đã bao lâu rồi, bạn chưa tận hưởng điều kỳ diệu đó? Thời đại công nghệ thông tin mang đến nhiều thứ mà cũng lấy đi nhiều thứ. Ngay bây giờ, hãy viết đi. Gửi ai đó cũng được. Để sống lại điều kỳ diệu năm nào”.
Cũng với đam mê với chữ viết tay, Nguyễn Thị Bích, SV năm thứ 4 Học viện Báo chí - Tuyên truyền, đã lập riêng trang “Chữ viết tay” để trao đổi với những người cùng sở thích. Thông tin trên trang rất đơn giản, thường là chữ viết của Bích về một câu danh ngôn, một đoạn văn hay vài câu thơ. Nhưng vì chữ Bích rất đẹp nên thu hút được hơn 1.000 thành viên tham gia.
Nguyễn Thị Bích cho rằng trong một xã hội đâu đâu chúng ta cũng chỉ bắt gặp những hình ảnh văn bản, những nét chữ đánh máy cứng nhắc đã quá quen thuộc theo một khuôn mẫu nhất định thì việc tìm thấy những nét chữ mềm mại là một điều rất đáng quý và đáng được trân trọng.
“Mình lập ra trang này, vẫn luôn hy vọng chữ viết tay sẽ còn mãi giống như việc người ta thường cất giữ cẩn thận những lá thư viết tay trao cho nhau trong đời”, Bích nói.
Thầy giáo viết 120 lá thư tay động viên học sinh cuối cấp
Để thể hiện sự trân trọng với lứa học sinh đầu tiên mình phụ trách, thầy giáo Logan Pullin ở bang Mississippi (Mỹ) đã cần ... |