Trẻ mắc bệnh Kawasaki: Nguy cơ viêm màng não, viêm cơ tim

Một đứa trẻ mắc bệnh Kawasaki có biểu hiện sốt, da nổi đỏ nhưng không có mủ. Nếu không được phát hiện kịp thời, trẻ sẽ bị viêm màng não, viêm cơ tim, thậm chí tử vong.
tre mac benh kawasaki nguy co viem mang nao viem co tim Nghịch sạc điện, bé trai mất một bàn tay, hỏng mắt phải
tre mac benh kawasaki nguy co viem mang nao viem co tim 6 trò chơi giúp bé phát triển trí não

Bệnh Kawasaki thường xuất hiện vào mùa Đông và Xuân

tre mac benh kawasaki nguy co viem mang nao viem co tim
Bong tróc da ở đầu ngón tay là một trong các biểu hiện của bệnh Kiwasaki ở trẻ dưới 5 tuổi.

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cho biết, thời gian qua bệnh viện đã tiếp nhận 16 trường hợp nhập viện do mắc phải căn bệnh hiếm gặp Kawasaki. Đây là con số cao so với tỉ lệ trẻ mắc bệnh này tại địa phương trong những năm trước.

Theo y văn thế giới, hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh Kawasaki, nhiều giả thiết được đưa ra, trẻ mắc hội chứng này là do nền tảng về yếu tố gien và cơ địa, các yếu tố nhiễm trùng gồm vi khuẩn, viêm họng, siêu vi… thúc đẩy bệnh diễn tiến nặng hơn.

Bệnh lần đầu tiên được phát hiện bởi bác sĩ người Nhật Tomisaku Kawasaki vào giữa thập niên 80 của thế kỷ trước. Thời điểm đó, một vài nước ở châu Á như Nhật Bản, Đài Loan tỉ lệ trẻ mắc bệnh ồ ạt và kéo dài đến giữa thập niên 90 của thể kỷ XX mới giảm dần. Hiện tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 110 - 140 ca bệnh/100.000 trẻ em. Trẻ dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh, trường hợp bệnh nhi chưa tới 6 tháng tuổi, nhất là bé trai càng dễ bị tổn thương mạch máu nuôi tim dẫn đến hoại tử.

tre mac benh kawasaki nguy co viem mang nao viem co tim
Các dấu hiệu nhận biết bệnh Kawasaki ở trẻ nhỏ.

TS BS. Lê Thái Vân Thanh - Phòng khám Chăm sóc da (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) cho biết: “Hội chứng Kawasaki là một loại bệnh bất thường được đặc trưng bởi sự viêm các mạch máu trong toàn bộ cơ thể. Bệnh được xếp vào nhóm tự miễn hay bệnh viêm mạch và thường xuất hiện vào mùa Đông và Xuân, thời tiết lạnh khiến tỉ lệ trẻ mắc bệnh tăng cao”.

Bác sĩ Thanh cho biết thêm, các triệu chứng của bệnh này giống với nhiều bệnh lý khác khiến phụ huynh bị nhầm lẫn. Một đứa trẻ mắc bệnh Kawasaki có biểu hiện ban đầu là sốt, vài ngày sau da nổi đỏ nhưng không có mủ, kết mạc cũng đỏ lên.

Tiếp đó nốt đỏ sẽ lây nhanh ra tay, chân, thân mình, ở đầu ngón tay, ngón chân trẻ bị đỏ, da mỏng, tróc vảy dính lại thành viền da xuất hiện trên bề mặt vùng da bị tổn thương. Biểu hiện rõ nhất là ở vùng da gần bộ phận sinh dục ngoài hoặc mông của bé.

Một số dấu hiệu khác để nhận biết là biểu hiện viêm mạc ở mắt hoặc bé bị viêm đường tiểu, cổ tự nhiên nổi hạch to khoảng 1,5 cm.

Trẻ em Việt nguy cơ mắc bệnh cao

tre mac benh kawasaki nguy co viem mang nao viem co tim
TS BS. Lê Thái Vân Thanh khuyến cáo, trẻ em Việt có khả năng mắc bệnh Kawasaki tương đương với các nước có cùng nền tảng gen như Đài Loan, Nhật Bản.

“Với bệnh cảnh thường gặp như sốt siêu vi thì ngày thứ 3 - 4 trẻ bị nặng hơn và kết thúc sau 1 tuần. Trường hợp sốt kéo dài, viêm kết mạc nặng, phụ huynh cần nghĩ tới bệnh Kawasaki và đưa trẻ tới cơ sở chuyên khoa Nhi sớm để tránh hậu quả nặng nề”, bác sĩ Thanh nhấn mạnh.

Vị bác sĩ lý giải thêm, một tỉ lệ nhất định bé mắc bệnh Kiwasaki từ 3 tuần trở lên sẽ có nguy cơ bị viêm cơ tim. Đây là một bệnh cảnh khá nặng, có thể khiến bệnh nhi bị ngưng tim, ngưng thở bất kỳ lúc nào. Trường hợp trẻ bị viêm đường tiểu diễn tiến rộng có thể dẫn đến bị viêm bàng quang.

Ngoài ra, trẻ còn có khả năng bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa… thậm chí bị viêm màng não khiến trẻ co cứng người, rơi vào trạng thái lơ mơ.

Việc điều trị cho bệnh nhi bị Kawasaki, bác sĩ Thanh thông tin, những bệnh lý được xếp vào nhóm tự miễn, viêm mạch thì nguy cơ gây bệnh luôn tiềm tàng trong cơ thể người bệnh, không trị dứt điểm được. Tuy nhiên, bệnh có những diễn tiến nhất định, khi trẻ lớn lên hoạt tính bệnh lui dần hoặc dừng lại ở mức an toàn. Lúc này tạm gọi là khỏi bệnh do không còn gây tổn thương cơ quan trong cơ thể hoặc khiến da niêm mạc.

Bác sĩ Thanh khuyến cáo, dân số Việt Nam có nền tảng gen giống người dân các nước có tỉ lệ mắc bệnh cao như Đài Loan, Nhật Bản. Do đó, trẻ em Việt có khả năng mắc bệnh Kawasaki tương đương với các nước này. Trẻ nhỏ từng mắc bệnh cần được theo dõi thường xuyên. Đặc biệt, sau mỗi đợt viêm họng, viêm hầu họng, viêm amidan… môi trường miễn dịch của trẻ bị xáo trộn, dễ kích hoạt cho bệnh Kawasaki khởi phát.

chọn
'Dòng tiền đổ về bất động sản chưa có hoặc rất ít'
Lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc cho rằng trong thời điểm này, khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa phục hồi rõ rệt thì dòng tiền đổ về bất động sản chưa có hoặc rất ít.