Đau xót bé trai sống thực vật sau khi gửi nhà trẻ | |
Mỗi ngày có 6 trẻ bị xâm hại tình dục |
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Minh Triết – Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Quang Nam |
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Minh Triết – Trưởng khoa Tâm lý cho biết, bất cứ bậc cha mẹ nào có con nhỏ đều từng gặp phải tình huống con khóc lóc, ói thức ăn mỗi khi không được đáp ứng nhu cầu; ném đồ, đánh người khác khi không hài lòng hay cãi lại mỗi khi người lớn dạy bảo…
“Ý nghĩa của những hành động đó có thể là một phản ứng bình thường của trẻ nhỏ mỗi khi muốn đòi hỏi được đáp ứng. Tuy nhiên cũng có thể là báo hiệu trẻ đang gặp những khó khăn liên quan đến tâm lý hay một tình trạng bệnh lý liên quan đến tâm thần”, bác sĩ Triết phân tích.
Tại Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1, hành vi khi chưa xác định được là bình thường hay là một triệu chứng bệnh được gọi là hành vi không mong đợi.
Theo thống kê của Khoa Tâm lý, khoảng 30-40% trẻ được đưa đến khám vì có hành vi không mong đợi. Đó là những hành vi phụ huynh dù đã có can thiệp thông thường nhưng không có kết quả. Trong đó, 10% những trẻ này, hành vi không mong đợi là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý.
Bác sĩ Triết tư vấn cho phụ huynh về hành vi nằm vạ của trẻ. Ảnh: Quang Nam |
Qua những bước đánh giá, phân tích hành vi của trẻ, các bác sĩ xác định mức độ hành vi của trẻ có những biểu hiện như: Đe dọa đến sự an toàn của người khác hoặc của bản thân trẻ, gây sự xáo trộn nặng ở nhà, ở trường hoặc trong cộng đồng, diễn ra trong một thời gian dài, ảnh hưởng đến nhiều người và xuất hiện ở nhiều hoàn cảnh...
Theo bác sĩ Triết, phụ huynh cần đặc biệt chú ý, nếu trẻ không có những biểu hiện như trên thì vấn đề chủ yếu liên quan đến cách dạy trẻ. Còn nếu có bất kỳ biểu hiện nào trong các biểu hiện trên có thể trẻ bị bệnh hoặc liên quan đến tâm lý.
Hành động trẻ nằm vạ đó có thể bị bệnh chậm nói, chậm phát triển, tự kỷ hoặc rối loạn cư xử. Trong đó, rối loạn cư xử là vấn đề hành vi nghiêm trọng ở trẻ nhưng ít được phụ huynh quan tâm đúng mức.
Để điều trị cho trẻ đầu tiên cần có sự kết hợp giữa nhà chuyên môn, gia đình và nhà trường. Hai là điều trị tâm lý và thuốc, điều trị các rối loạn đi kèm sẽ giúp cho trẻ cải thiện mối quan hệ với mọi người, khả năng học tập, làm việc tốt hơn.
Cuối cùng, bác sĩ Triết khuyên, phụ huynh khi phát hiện trẻ có những biểu hiện do bệnh lý, hãy đưa đến các bệnh viện chuyên về khoa nhi, tâm lý để các bác sĩ chuyên môn có những đánh giá, khám và điều trị kịp thời.