Trung Quốc nói cứng: Mỹ không bỏ hết thuế quan thì không có thỏa thuận

Lần đầu tiên kể từ sau cuộc gặp Trump - Tập tại G20, Trung Quốc đã lên tiếng về điều kiện để đạt đạt thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung.

Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng tất cả thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc do Mỹ áp đặt trong cuộc chiến thương mại phải được loại bỏ ngay lập tức như là một phần của bất kì thỏa thuận nào, nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài một năm. Điều này yêu cầu chính quyền Trump phải từ bỏ quan điểm của mình rằng họ vẫn sẽ duy trì một phần thuế quan ngay cả sau khi đạt được thỏa thuận.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý tạm dừng áp mức thuế lên tới 25% đối với 300 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, chưa phải chịu thuế sau cuộc gặp với ông Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 cuối tuần qua tại Nhật Bản.

avatar_1562289625826

Lần đầu tiên kể từ sau cuộc gặp Trump - Tập tại G20, Trung Quốc đã lên tiếng về điều kiện để đạt đạt thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung. (Ảnh: sCMP.).

Nhưng đối với bất kì thỏa thuận nào đạt được, thuế quan 25% của Mỹ đối với 250 tỉ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc phải được gỡ bỏ, Gao Feng phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc, cho biết hôm 4/7, nhấn mạnh rằng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết giữa 2 nước.

“Việc Mỹ tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc là tác nhân gây ra các xung đột thương mại giữa 2 nước. Do đó, tất cả các mức thuế bổ sung được áp dụng kể từ khi [bắt đầu cuộc chiến thương mại vào tháng 7 năm 2018 phải được loại bỏ một khi hai bên đạt thỏa thuận”, ông Gao Gao lần đầu công khai quan điểm của Trung Quốc đối với một thỏa thuận thương mại kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn được công bố tại Osaka.

Điều này sẽ đi ngược với mong muốn của Trump. Trước đó, vào ngày 21/3, tổng thống Mỹ cho biết rằng ông muốn duy trì một số thuế quan trong một khoảng thời gian, thậm chí vượt ra ngoài bất kì thỏa thuận thương mại nào.

Người phát ngôn của Bộ Thương Mại Trung Quốc cũng kêu gọi Washington thực hiện lời hứa cho phép các công ty Mỹ tiếp tục bán sản phẩm cho Huawei, đồng thời dừng các hành động sai trái lên các công ty Trung Quốc.

Đáp lại lệnh cấm của Mỹ áp lên Huawei và các công ty Trung Quốc khác, ông Gao xác nhận rằng Trung Quốc đang thiết lập một danh sách thực thể không đáng tin cậy, bao gồm công ty nước ngoài được coi là gây tổn hại cho các công ty Trung Quốc vì lí do phi thương mại, và phải đối mặt với lệnh trừng phạt nếu họ bị đưa vào danh sách.

Hôm 3/7, ông Larry Kudlow, cố vấn kinh tế trưởng của Trump, cho biết rằng các quan chức của cả hai bên sẽ nói chuyện qua điện thoại trong tuần tới.

Như đã đề xuất trong các vòng đàm phán trước đây, vẫn còn nhiều vấn đề khó giải quyết để đạt được thỏa thuận thương mại, bao gồm cả việc mua hàng hóa của Mỹ để thu hẹp sự mất cân bằng thương mại, Mỹ còn yêu cầu Trung Quốc chấm dứt chuyển giao công nghệ, cũng như tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, còn 2 vấn đề gai góc khác mà hai quốc gia cần phải giải quyết. Cụ thể, Trung Quốc yêu cầu  Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán hàng đối với Huawei và còn Mỹ thì yêu cầu phải có một số hình thức đảm bảo cơ chế thực thi, điều cần thiết để đảm bảo cho một thỏa thuận thuận thương mại đầy đủ.

Thỏa thuận có đạt được cũng không có nhiều ý nghĩa?

Phát  biểu tại một diễn đàn ở Hong Kong ngày 4/7, Tao Dong, Phó Chủ tịch Credit Suisse Private Banking tại thị trường Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ đạt được thỏa thuận trước cuối năm 2019.

“Tuy nhiên, một thỏa thuận dường như sẽ không có nhiều ý nghĩa”, ông Tao nói. Ông viện dẫn việc ông Trump đã đe dọa sẽ áp thuế đối với Mexico khi hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada còn chưa ráo mực.

Ông Tao cũng nhấn mạnh sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là một vấn đề dài hạn, và sẽ khó lòng giải quyết một sớm một chiều.

 “Có thể, ông Trump là tổng thống mà Trung Quốc đối phó trong 5 nhiệm kỳ tổng thống gần đây của nước Mỹ. Nhưng ông Trump cũng có thể là tổng thống Mỹ tốt nhất với Trung Quốc trong 5 nhiệm kì tổng thống tiếp theo”, ông nói thêm.



chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.