Trường, thí sinh bị động vì phương án thi mới

Việc quyết định hình thức thi trắc nghiệm đối với môn toán quá gấp gáp, ảnh hưởng trực tiếp cách dạy và học, tâm lý của giáo viên và học sinh.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng dự thảo phương án thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ năm 2017 với năm bài thi do Sở GD&ĐT chủ trì là quay 180 độ so với kỳ thi THPT năm 2016, do các trường ĐH chủ trì để xét ĐH, CĐ. Trong đó đáng lưu ý, môn toán học sinh (HS) sẽ làm bài trắc nghiệm là khá mới đối với HS và kể cả giáo viên THPT.

Lo ngại tình trạng cục bộ

Tuy nhiên, năm nay Bộ GD&ĐT giao cho Sở chủ trì các cụm thi dành cho tất cả thí sinh của địa phương, trong khi các trường ĐH chỉ cử cán bộ giám sát sẽ có nguy cơ phát sinh các tiêu cực. Bởi kinh nghiệm các năm gần đây cho thấy khi các trường ĐH chủ trì, công tác thi rất nghiêm túc, không có nhiều xáo trộn vì có giảng viên trực tiếp tại phòng thi. Còn khi thực hiện vai trò giám sát thì chỉ đứng vòng ngoài quan sát nên không thể phát huy vai trò độc lập, không thể giám sát thực chất trong từng phòng thi diễn biến như thế nào.

Đáng băn khoăn nhất là khâu chấm thi ai bảo đảm sẽ không xảy ra cục bộ địa phương. Đồng thời nếu có chấm chéo giữa các địa phương thì ai dám chắc sẽ không có sự bắt tay với nhau và cơ chế giám sát, hậu kiểm. “Vì lẽ đó việc chấm thi nên giao cho các trường ĐH chấm để đảm bảo tính khách quan và chính xác hơn. Như vậy, chất lượng đầu vào ĐH sẽ đảm bảo” - ông Dũng lưu ý.

Ông Dũng cũng cho rằng việc chống ảo trong xét tuyển lâu nay các trường đã quen nên Bộ GD&ĐT không nên can thiệp quá sâu vào việc xét tuyển của các trường. Năm tới Bộ tiếp tục lưu ý sử dụng phần mềm lọc ảo để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển với nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký xét tuyển. Thực tế cho thấy khi áp dụng chỉ kiểm soát được thí sinh đăng ký đầu vào, còn thí sinh chọn ngành nào, trường nào thì phần mềm này không thể kiểm soát được. Do vậy, tốt nhất Bộ cần công bố, cập nhật điểm, số thí sinh đăng ký vào các ngành/trường để em nào điểm cao trúng tuyển vào các ngành, trường. Ngược lại, các em điểm thấp chủ động tính toán đăng ký xét tuyển vào các ngành/trường phù hợp với điểm và năng lực học tập, tài chính, thay vì “giấu” điểm và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, trường khiến nhiều em điểm cao vẫn bị rớt.

tin nhap 20160913071027

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển sau khi có kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: P.ĐIỀN

Trường phải thay đổi cách xét tuyển

TS Thái Doãn Thanh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, đánh giá phương án thi THPT năm 2017 về tổ chức là không mới, vì thực chất trước đây Sở GD&ĐT các địa phương đã được giao tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, dự thảo lần này có điểm mới là thi năm môn, trong đó hai tổ hợp môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, thay vì tách các môn tự nhiên, xã hội như trước đây.

TS Thanh cho rằng với dự thảo phương án thi THPT như năm 2017, lộ trình tiến tới của các trường ĐH-CĐ sẽ sử dụng kỳ thi năng lực riêng để đánh giá thí sinh đầu vào, còn kết quả thi THPT sẽ được các trường sử dụng để làm chuẩn xét tuyển.

TS Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban ĐH và sau ĐH - ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng nhìn tổng thể thì dự thảo nặng về việc thi cử, thay vì định hướng cho HS thấy học cái gì, học ra để làm gì. Đồng thời kỳ thi năm tới có một số đổi mới theo hướng “học gì thi nấy”, tuy nhiên lộ trình bị rút ngắn, thay vì phải chuẩn bị dài hơi hơn để HS có định hướng học tập và giáo viên THPT còn thời gian xoay xở.

TS Chính nhìn nhận dự thảo năm môn thi, trong đó có các tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhằm phát triển kiến thức toàn diện là ý tưởng tốt. “Tuy nhiên, nếu tính toán không khoa học sẽ khó đạt mục đích. Cụ thể, trước đây mỗi môn là một đề thi hoàn chỉnh, bây giờ ba trong một, mỗi môn chiếm 1/3, bố cục ghép lại liệu có thành một tổ hợp môn hoàn chỉnh. Cần đánh giá cẩn trọng nếu không sẽ lệch kiến thức” - ông Chính nói.

Hội Toán học Việt Nam phản đối thi trắc nghiệm môn toán

Ngày 12-9, GS Phùng Hồ Hải, Tổng Thư ký Hội Toán học Việt Nam, đưa ra ba lý do phản đối hình thức thi trắc nghiệm môn toán cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc quyết định hình thức thi trắc nghiệm đối với môn toán là đột ngột, gấp gáp, thiếu sự chuẩn bị, ảnh hưởng trực tiếp cách dạy và học, đến tâm lý HS và giáo viên.

Thứ hai, việc chuyển đổi hình thức từ tự luận sang trắc nghiệm là sự thay đổi không phù hợp với mục tiêu của môn toán bậc THPT theo đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Thứ ba, quyết định chủ yếu dựa vào cơ sở và kinh nghiệm của kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. Kỳ thi này chưa có bất cứ đánh giá khoa học nào về ưu điểm, khẳng định tốt với HS.

Hội Toán học Việt Nam cho rằng cần xác định mục tiêu, chương trình đào tạo để từ đó đề ra phương án cho phù hợp. Những quyết định về thi tuyển cần có sự thảo luận sâu rộng trong các cơ quan quản lý và giới chuyên môn cùng những hội thảo khoa học. Sắp tới, Hội Toán học Việt Nam sẽ sớm có văn bản gửi lên Bộ GD&ĐT, các cơ quan có thẩm quyền về vấn đề trên.

PHI HÙNG

_____________________________

Ngoài ba môn bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ, thí sinh muốn được xét tốt nghiệp phải dự thi một trong hai bài khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Thí sinh cũng có thể thi cả hai bài để tăng cơ hội trúng tuyển ĐH vì năm nay ngoài xét tuyển theo môn thi, nhiều trường sẽ xét tuyển theo bài thi.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT BÙI VĂN GA

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.