TS Lê Trường Tùng: 'Muốn có giáo viên giỏi phải dẹp bỏ các trường cao đẳng sư phạm'

“Đáng lẽ phải bỏ hệ thống cao đẳng sư phạm đi, duy trì nốt những khóa đang học và nâng cấp những giáo viên hệ CĐ lên ĐH”, TS Lê Trường Tùng cho hay.

Thưa TS Lê Trường Tùng, ông nhận định thế nào khi điểm chuẩn sư phạm đang ở mức thấp kỉ lục như vậy, đặc biệt là ở các trường cao đẳng, trong khi điểm thi năm nay được đánh giá là tương đối cao?

- Hiện nay chúng ta vẫn duy trì hệ thống CĐ sư phạm thì đương nhiên điểm chuẩn phải thấp. Các trường sư phạm đang bỏ mặc chất lượng để chạy theo số lượng. Tất cả các trường trong ngành công an mới chỉ tuyển 1.500 chỉ tiêu trong khi chỉ riêng ĐH Sư phạm Huế đã tuyển hơn 1.500 chỉ tiêu rồi. Khi số lượng muốn theo học các ngành đông, chỉ tiêu ít như ngành công an đương nhiên điểm sẽ cao để đảm bảo chất lượng đầu vào.

Theo TS, tại sao ngành sư phạm ngày càng “rớt giá” như vậy?

- Hiện nay, ngành sư phạm còn tồn tại khá nhiều bất cập. Số lượng giáo viên ra trường thất nghiệp nhiều. Để có “vé vào” dạy tại một cơ sở giáo dục thường rất “chật vật”. Đó là chưa kể công việc nhiều áp lực, tồn tại nhiều rủi ro trong khi lương lại không đủ sống. Vì thế, tính hấp dẫn của sư phạm với những ngành khác không cao, khiến ngành sư phạm ngày càng “rớt giá” đến thảm hại.

ts le truong tung muon co giao vien gioi phai dep bo cac truong cao dang su pham

TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT ĐH FPT. Ảnh: FPT

Đầu vào thấp như vậy, chất lượng giáo dục tương lai sẽ ra sao, thưa ông?

- Trước tiên, với điểm đầu sư phạm vào thấp như vậy, chúng ta không thể yên tâm giao cho giáo viên đó đi dạy mặc dù là dạy tiểu học và THCS. Bởi lẽ, những lớp học đầu đời của học sinh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các em sau này.

Nhiều cơ sở giáo dục lí luận cố gắng nâng tầm cho sinh viên sư phạm trong quá trình học nhưng đây là điều mà ít trường có thể làm được. Nếu tiếp tục như thế này thì bức tranh giáo dục ngày càng bi đát.

Theo TS, chúng ta cần có giải pháp gì để nâng cao đầu vào ngành sư phạm?

- Có rất nhiều cách nhưng vấn đề là mức độ kiên quyết để thực hiện như thế nào. Lẽ ra là phải “dẹp” CĐ sư phạm đi nhưng các địa phương vẫn cố đào tạo. Theo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam đã nói rõ: “Chuẩn hóa giáo viên phổ thông phải có trình độ ĐH”. Vì thế, việc nâng cấp giáo viên có bằng CĐ lên trình độ ĐH đã là việc rất mệt rồi mà chúng ta còn đi đào tạo hệ CĐ. Trong khi đó, lượng giáo viên thất nghiệp ngày càng nhiều.

Để thu hút người tài vào sư phạm, chúng ta nên “thắt chặt” đầu vào. Hiện nay, sinh viên học ngành sư phạm không phải đóng học phí mà do Nhà nước hỗ trợ. Vì thế, nếu chúng ta “thắt” đầu vào, số tiền chi cho 10.000 thí sinh giờ chỉ chi cho 1.000 thí sinh, thì không những học sinh không phải đóng học phí mà còn không phải lo chuyện ăn ở, sinh hoạt như các trường công an, quân đội. Hơn thế, nếu đầu vào ít thì chúng ta có điều kiện chọn lựa những thí sinh có điểm cao.

Ở nước có nền giáo dục phát triển họ đào tạo sư phạm thế nào thưa TS?

- Ở các nước đó, họ quan niệm sư phạm là ngành đặc biệt. Ví dụ, để trở thành giáo viên Toán, đầu tiên người đó phải là cử nhân Toán học. Sau khi học ĐH xong, họ phải học chương trình sư phạm trong 2 năm. Khi ấy giáo viên của họ có 2 bằng ĐH: 1 bằng chuyên ngành phụ trách môn mình dạy, một bằng ĐH sư phạm để người đảm bảo người đó có đủ tố chất đứng trên bục giảng.

Xin cảm ơn TS về cuộc trò chuyện!

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.