TS Nguyễn Sỹ Dũng: 'Thu phí BOT đang như kiểu trấn lột người dân'

TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng việc thu phí BOT đang như kiểu trấn lột người dân.
 
ts nguyen sy dung thu phi bot dang nhu kieu tran lot nguoi dan
TS Nguyễn Sỹ Dũng phát biểu tại tọa đàm.

Liên quan đến vấn đề thu phí BOT, ngày 8/9, tại Tọa đàm "Dự án BOT - Chính sách và giải pháp", TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã có phát biểu ý kiến.

TS Dũng cho biết, dự án giao thông theo hình thức BOT đang có nhiều điều không ổn và nếu không xử lý sớm thì sẽ bất ổn.

Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng nêu ra một số vấn đề của BOT. Thứ nhất là "thu phí BOT đang như kiểu trấn lột người dân".

"Người ta không đi trên đường BOT thì không thể thu phí. Đường tránh làm một chỗ nhưng đặt trạm thu phí ở chỗ khác là không thể được.

Rõ ràng phải sửa ngay điều này vì dù có trả 1 đồng nhưng bất công thì người dân cũng không thể chịu.

Tôi nghĩ điều phải làm là phải dời trạm thu phí, không thể nói rằng đã hứa với nhà đâu tư được", ông Dũng nói.

Thứ hai, theo TS Dũng là không thể "cân điêu cho người dân được". Bởi lẽ, người dân sống quanh trạm thu phí, không đi đường nhà đầu tư làm nhưng vẫn đặt trạm thu phí.

"Mỗi lần người ta đi qua, anh thu tiền là "cân điêu". Trạm thu phí cũng khiến cuộc sống của người dân xung quanh gặp khó khăn. Do đó phải miễn phí, thậm chí là tài trợ thêm cho người dân", TS Dũng nêu quan điểm.

Thứ ba, BOT phải rõ ràng, minh bạch. "Đường tráng lại để thu phí thì phải hủy bỏ vì người dân đã trả tiền phí bảo trì đường bộ. Phải giải trình phí đường bộ đã làm gì khi mà láng lại đường rồi lại thu phí.

Việc mở rộng đường đã có sẵn cũng phải minh bạch. Ví dụ như BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ mở thêm 2 làn đường thì không thể thu như xây cả con đường", ông Dũng nói.

Thứ tư là phải xem xét lại tất cả các hợp đồng BOT. "Anh nhân danh người dân, xã hội nhưng mà họ chưa được có ý kiến.

Và để minh bạch thì phải áp đặt chế độ thu phí tự động để có số liệu chính xác. Việc thu phí tự động cũng giúp giảm chi phí do giảm bộ máy nhân lực", nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến vấn đề thu phí BOT, Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết các đơn vị vận tải đang chịu tác động lớn từ thu phí.

Ông Liên cũng cho rằng nói BOT không ảnh hưởng người nghèo là không thỏa đáng vì chi phí BOT sẽ khiến giá cả hàng hóa và nhiều chi phí khác tăng lên. Điều này sẽ tác động đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp.

ts nguyen sy dung thu phi bot dang nhu kieu tran lot nguoi dan Vụ trạm thu phí QL5: Vidifi đề nghị Công an tỉnh Hưng Yên điều tra

Liên quan đến vụ dùng tiền lẻ "vây" trạm thu phí QL5, Vidifi đã có văn bản đề nghị Công an tỉnh Hưng Yên điều ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.