Xem xét hơn 1.300 xe được miễn, giảm qua trạm BOT Cai Lậy

Qua rà soát, thống kê có trên 1.300 phương tiện đủ điều kiện miễn giảm qua trạm BOT Cai Lậy, Sở GTVT tỉnh Tiền Giang đã có báo cáo gửi Tổng cục đường bộ VN xem xét chấp thuận.

Ngày 3/4, lãnh đạo Sở GTVT  tỉnh Tiền Giang cho biết, Sở đã phối hợp với các địa phương, nhà đầu tư Dự án tuyến tránh Cai Lậy và tăng cường mặt đường QL1 đã rà soát, lập danh sách phương tiện miễn, giảm phí qua trạm BOT Cai Lậy.

Theo Sở GTVT tỉnh Tiền Giang, trên địa bàn 41 xã, phường, thị trấn thuộc huyện Cái Bè, Cai Lậy… nằm trong bán kính 10km (tính tâm điểm từ trạm thu phí BOT Cai Lậy) có 1.346 phương tiện đủ điều kiện miễn, giảm giá thu phí qua trạm BOT Cai Lậy.

Xem xét hơn 1.300 xe được miễn, giảm qua trạm BOT Cai Lậy - Ảnh 1.

Trạm thu phí BOT Cai Lậy.

Cụ thể có 547 phương tiện kinh doanh được giảm 50%, 799 phương tiện không kinh doanh và xe buýt được giảm 100%.

Hiện các xã, phường, thị trấn tập trung công tác tuyên truyền trong dân về chủ trương đầu tư dự án truyến tránh Cai Lậy và tăng cường mặt đường QL1; các quy định ưu đãi đối với người dân địa phương có phương tiện qua trạm BOT Cai Lậy, đặc biệt chủ phương tiện.

Về phía Sở GTVT tỉnh cũng đã trực tiếp tuyên truyền 4 cuộc với hơn 100 lượt người là giám đốc các  công ty, HTX, doanh nghiệp vận tải trên địa bàn TP.Mỹ Tho.

Lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, Sở này  đã có báo cáo gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam trình Bộ GTVT xem xét chấp thuận.

Trước đó tại cuộc họp ngày 14/3, , Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang đã thống nhất cho Trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại vào ngày 25/3. Đồng thời, các bên đã thống nhất mở rộng phạm vi miễn, giảm giá từ bán kính 5km lên 10km (tính tâm điểm từ Trạm BOT Cai Lậy), tương ứng từ 8 xã, phường lên 31 xã, phường được miễn, giảm phí qua trạm.

Tuy nhiên, do công tác rà soát, thống kê các phương tiện miễn giảm được mở rộng nói trên chưa hoàn thành, do vậy thời gian thu phí trở lại ngày 25/3 chưa thể thực hiện.

Dự án Xây dựng công trình QL1 đoạn tránh thị xã Cai Lậy và tăng cường mặt đường Km1987+560 - Km2014+000 (Tiền Giang) theo hình thức hợp đồng BOT. Doanh nghiệp dự án là Công ty TNHH Đầu tư QL1 Tiền Giang.

Dự án gồm 26,5km tăng cường mặt đường QL1 và xây dựng mới 12km đường tránh thị xã Cai Lậy. Tổng mức đầu tư dự án gần 1.400 tỉ đồng. Trạm thu phí đặt trên QL1 để thu phí cho hai tuyến đường. Thời gian thu sau khi điều chỉnh giảm giá khoảng 15 năm 9 tháng.

Trước đó vào 1/8/2017, nhà đầu tư đã tổ chức thu phí tại trạm BOT Cai Lậy, do nhiều tài xế phản ứng, sử dụng tiền lẻ qua trạm, gây ách tắt giao thông trên QL1 và  mất trật tự, an toàn giao thông tại trạm BOT Cai Lậy, ngày 14/8/2017, trạm BOT Cai Lậy phải tạm dừng hoạt động.

Ngay sau đó, Bộ GTVT đã làm việc trực tiếp với UBND tỉnh Tiền Giang, thống nhất phương án xử lý miễn giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ (giảm 30% cho toàn bộ phương tiện và miễn 50-100% cho 4 xã lân cận) và tổ chức thu BOT Cai Lậy trở lại.

Ngày 30/11/2017, trạm thu phí Cai Lậy hoạt động trở lại. Tuy nhiên, tình hình tiếp tục tái diễn biến rất phức tạp, mất an ninh trật tự. Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 4/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tạm dừng chờ phương án xử lí và chưa tiến hành thu phí trở lại cho đến nay.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.