Thu phí tự động: Chủ BOT không 'ngại' minh bạch nhưng người dân vẫn quen dùng tiền mặt?

Vấn đề thu phí tự động không dừng nhằm minh bạch thu phí BOT đang được triển khai trên toàn quốc.
Thu phí tự động: Chủ BOT không ngại minh bạch nhưng người dân vẫn quen dùng tiền mặt? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Nam Định).

Không có chuyện "độc quyền" thu phí tự động không dừng?

Liên quan đến vấn đề thu phí tự động không dừng, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, vài năm trước đây, hàng loạt dự án BOT giao thông đã khai thác và thu phí tại các trạm.

Theo ông Lê Đình Thọ, cả nước có hơn 90 trạm thu phí nhưng chủ yếu áp dụng thu phí thủ công. Việc thu phí thủ công có nhiều bất cập như ùn tắc trước và sau trạm.

Bên cạnh đó, lực lượng tham gia thu phí lớn dẫn đến chi phí bị đội lên cao và việc thu phí hoan thả theo phương án tài chính cần công khai minh bạch.

"Từ thực tiễn tại Việt Nam và tìm hiểu các nước, chúng tôi cho rằng việc triển khai thu phí tự động không dừng là tất yếu. Chính vì vậy, Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ nghiên cứu áp dụng", Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho hay.

Đại diện Bộ GTVT cũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, đơn vị này đã lựa chọn đầu tư thu phí tự động không dừng theo hình thức PPP.

"Mặc dù Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng chỉ định thầu chọn nhà đầu tư nhưng Bộ GTVT vẫn triển khai đấu thầu.

Chúng tôi khẳng định không có chuyện Bộ GTVT không đấu thầu, không công khai minh bạch việc lựa chọn nhà thầu.

Bộ tổ chức đấu thầu công khai nhưng khi đăng tải danh mục kêu gọi nhà đầu tư thì chỉ có duy nhất một Tasco - VETC tham gia", đại diện Bộ GTVT cho hay.

Về tiến độ triển khai thu phí tự động không dừng, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP, Bộ GTVT), ông Nguyễn Viết Huy cho biết dự án giai đoạn 1 có 28 trạm và hiện đã hoàn thành 26 trạm (2 trạm đang dừng và hết hạn thu phí).

Trong giai đoạn 2 với 33 trạm BOT, hiện Tổng cục Đường bộ đang triển khai đấu thầu và dự kiến đấu thầu vào tháng 4/2019.

Tuy nhiên, theo ông Huy, việc các phương tiện dán thẻ rất chậm. Hiện mới chỉ có 700 ngàn/3,5 triệu phương tiện dán thẻ.

Thu phí tự động: Chủ BOT không ngại minh bạch nhưng người dân vẫn quen dùng tiền mặt? - Ảnh 2.

Nhà đầu tư BOT cho rằng người dân vẫn quen dùng tiền mặt thay vì tài khoản. (Ảnh minh họa: Nam Định).

Nhà đầu tư không "ngại" minh bạch nhưng người dân quen tiền mặt?

Theo Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Đèo Cả Trần Văn Thế, không có chuyện nhà đầu tư không muốn thực hiện thu phí tự động không dừng.

Tuy nhiên, ông Thế cho biết hiện người dân có thói quen dùng tiền mặt và cần phải có lộ trình từ thanh toán tiền mặt sang tài khoản.

Cũng theo vị này, về tài khoản tham gia thu phí không dừng có nhiều vấn đề cần làm rõ như số tiền do khách hàng trả trước rất lớn. Với số tiền này, VETC có trả lãi cho người dùng hay không hoặc ai hưởng khoản lãi này?

Bên cạnh đó, khi bàn giao trạm thu phí cho VETC thì việc giải quyết các phát sinh như ùn tắc, đứt đường truyền... do đơn vị nào thực hiện?

Đáng chú ý là theo Phó Tổng giám đốc Công ty CP thanh toán quốc gia Việt Nam Nguyễn Quang Minh khẳng định đơn vị này đã kết nối với tất cả ngân hàng đang cung ứng dịch vụ thanh toán bán lẻ tại Việt Nam.

Vị này cũng cho rằng trên thực tế, giao diện nạp tiền của VETC chưa thuận tiện cho khách hàng. Ông Minh cho rằng khách hàng phải nhập quá nhiều thông tin trong khi chỉ cần nhập biển số là đủ.

Cũng liên quan đến vấn đề thu phí tự động không dừng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Quyền đặt vấn đề rằng có cơ chế, chính sách, ưu đãi cho người sử dụng hay không?

Ngoài ra, ông Quyền cho rằng cần giải quyết hài hòa lợi ích 4 nhà gồm nhà đầu tư BOT, nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thu phí tự động; người sử dụng dịch vụ và nhà nước.

Ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết: "Cách tính lãi suất đối với số dư trong tài khoản trả trước của chủ phương tiện chưa được hướng dẫn cụ thể, các dịch vụ thanh toán mặc dù đã có nhiều hình thức thực hiện, tuy nhiên chưa đầy đủ và chưa thực sự thuận tiện cho nhiều đối tượng cũng như nhu cầu sử dụng khác nhau".

Theo vị này, ở các nước, khi triển khai thu phí tự động không dừng người dân dễ dàng nộp tiền miễn phí hoặc được khuyến mãi khi sử dụng dịch vụ (ở Thái Lan là 1-3%, ở Nga lên đến 30%).

Trong khi đó, ở Việt Nam, người dân phải trả phí giao dịch nộp tiền, không có hình thức khuyến mãi để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.