Từ năm 2020, thu phí ôtô vào trung tâm Sài Gòn bằng công nghệ mới

Đề án được thực hiện với tổng mức đầu tư lên đến 1.660 tỷ đồng, được xây dựng 36 cổng thu phí trong vành đai khép kín, áp dụng công nghệ hiện đại có khả năng thu phí đa làn không dừng xe, hạn chế ùn tắc.
nam 2020 noi do tphcm se co 36 cong thu phi khep kin Vụ giải thưởng chống ùn tắc: Hà Nội có cần bỏ ra hơn 4 tỷ đồng để 'mua' ý tưởng đã có sẵn?
nam 2020 noi do tphcm se co 36 cong thu phi khep kin Hà Nội trao giải cho ý tưởng giao thông tương tự Nghị quyết đã được thông qua?
nam 2020 noi do tphcm se co 36 cong thu phi khep kin Bộ GD&ĐT sẽ sửa đổi đề án ngoại ngữ 2020
nam 2020 noi do tphcm se co 36 cong thu phi khep kin
Toàn cảnh nơi sẽ được tổ chức thu phí bắt đầu từ năm 2020 (bên trong viền đỏ)

Ngày 18/9, Sở GTVT TP HCM vừa nghe báo cáo đề án thu phí ôtô vào trung tâm.

Trao đổi với chúng tôi, một đại diện Sở GTVT TP HCM cho biết: “Đây là giải pháp góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông như hiện nay.

Việc làm này được đánh giá cao vì nó có khả năng thu phí đa làn không dừng với công suất 1.800 ôtô mỗi giờ trên một làn, thay vì sử dụng thiết bị OBU như lần nghiên cứu trước”.

Đề án được thực hiện với tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án được điều chỉnh lên 1.660 tỷ đồng, trong đó giai đoạn đầu được nghiên cứu với là 1.200 tỷ đồng.

Đây là kế hoạch do Công ty CP Công nghệ Tiên Phong (ITD) vừa báo cáo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM.

Theo dự kiến, dự án được chia ra làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 sẽ bắt đầu từ năm 2019. Đơn vị sẽ bắt đầu xây dựng 36 cổng thu phí đa làn không dừng và một trung tâm điều hành có nhiệm vụ kết nối với các cổng thu phí, xử lý thông tin và điều hành quản lý các hoạt động thu phí của hệ thống.

Giai đoạn tiếp theo sẽ bắt đầu vào năm 2027, xây bổ sung 3 cổng trên các tuyến ùn tắc ở khu vực Tân Sơn Nhất như Trường Sơn, Trường Chinh, Cộng Hòa, khi thành phố đã có phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn như tuyến metro số 1, xe buýt nhanh...

Về việc tổ chức thu phí, đơn vị đã lập đề án xây dựng ba kịch bản để xác định mức phí phù hợp trong thời gian từ 6h đến 17h là 30.000-50.000 đồng tùy loại xe; kiến nghị giảm phí cho taxi và người dân sống trong khu vực trung tâm.

nam 2020 noi do tphcm se co 36 cong thu phi khep kin
Đề án thu phí xe ôtô dự kiến trong tương lai sẽ giảm ùn tắc cho TP HCM

Theo báo cáo nhanh của Công ty ITD hiện nay trên đại bàn TP HCM có từ 60-70% ôtô "mượn" đường Trường Sơn chứ không đi vào sân bay Tân Sơn Nhất nên đề án bổ sung trạm thu phí ở đầu đường này, thu tiền trước.

Nếu xe nào vào sân bay thì khi ra cổng kiểm soát sẽ được hoàn tiền, góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông khu vực sân bay.

Cũng theo Sở GTVT TP HCM để dự án được tiến hành thuận lợi, thời gian tới đơn vị đầu tư sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến của các sở, ban ngành và chuyên gia giao thông.

Dự kiến năm 2020, đề án sẽ chính thức đi vào hoạt động cùng thời điểm với tuyến metro số 1 đi vào hoạt động.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.