Từng bị đặt câu hỏi khi rút khỏi mảng bánh kẹo, KIDO lộ rõ tham vọng ngành thực phẩm Việt

Sau khi bán mảng bánh kẹo cho Mondelez, KIDO nhảy vào ngành mì gói như một khởi đầu cho thời kỳ mới. Thế nhưng đó là lúc giai đoạn ngành mì gói đang đi xuống, KIDO đã dừng lại và điều chỉnh chiến lược đầu tư nhằm chinh phục ngành thực phẩm thiết yếu Việt Nam, nơi mà KIDO ước tính 2-3 năm nữa sẽ là công ty lớn nhất ngành.
tung bi dat cau hoi khi rut khoi mang banh keo kido lo ro tham vong nganh thuc pham viet

Ảnh minh họa.

Sau thương vụ M&A thâu tóm 2 công ty dầu ăn sở hữu các nhà máy sản xuất lớn và làm ăn ổn định, trở thành ông trùm ngành dầu ăn Việt Nam với thị phần nắm giữ khoảng 35%, CTCP Tập đoàn KIDO (mã KDC) vừa mua lại 50% vốn tại Công ty Chế biến Thực phẩm Dabaco – một công ty con của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam. Đồng thời, ngày 16/06/2017 tới đây, HĐQT của KIDO sẽ trình xin ý kiến đại hội đồng cổ đông về tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài (nới room ngoại) từ mức tối đa 49% lên mức 100%.

Hai mảng ghép nói trên đã phần nào hé lộ viễn cảnh về một KIDO “phủ khắp” bữa ăn gia đình Việt bằng việc tập hợp các nguồn lực trong và ngoài nước để phát huy lợi thế quy mô của mình.

Từng bị đặt dấu hỏi sau khi bán mảng bánh kẹo

Tập đoàn KIDO, tiền thân là Tập đoàn Kinh Đô, được thành lập từ năm 1993. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, năm 2014 KDC quyết định chuyển giao “nồi cơm” của mình - mảng bánh kẹo đang ở đỉnh cao của thị trường cho Mondelez, và gia nhập ngành hàng Thực phẩm và gia vị với tham vọng trở thành một trong những Tập đoàn kinh doanh thực phẩm hàng đầu khu vực.

Lựa chọn ngành dầu ăn, mì gói và gia vị cho khởi đầu tham gia vào lĩnh vực thực phẩm thiết yếu. Năm 2015, KIDO đã thâm nhập thành công vào các ngành hàng mì ăn liền, dầu ăn và gia vị thương hiệu Đại Gia Đình.

Tuy nhiên, KIDO tham gia thị trường mì ăn liền khi mà ngành này đang trên đà đi xuống và phải thuê đối tác gia công đã dấy lên không ít quan ngại về khả năng hòa vốn.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc KIDO thừa nhận “KIDO đã đầu tư rất nhiều vào mì ăn liền nhưng thu về không xứng đáng, và tung sản phẩm ra nhằm lúc thị trường đi xuống. Bên cạnh đó, do chưa tiếp nhận được mảng dầu (chưa chiếm được thị phần lớn trên thị trường dầu ăn – PV) nên KIDO gặp khó khi không đủ hàng cho hơn 400.000 điểm bán lẻ ở mảng thực phẩm đóng gói.

tung bi dat cau hoi khi rut khoi mang banh keo kido lo ro tham vong nganh thuc pham viet

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính KDC

“KIDO quyết định tạm dừng và chuyển sang tập trung vào mảng dầu ăn để củng cố và khai thác tốt hơn hiệu quả kênh phân phối. Tuy nhiên, không phải KIDO nhảy ra khỏi ngành mì, KIDO sẽ quay lại khi hợp tác với đối tác Indonesia.” – ông Trần Lệ Nguyên cho biết.

Công thức chinh phục ngành: Giá tốt + Chất lượng và bao bì + Tận dụng hệ thống kết hợp

Việc chuyển đổi từ ngành bánh kẹo sang ngành thực phẩm thiết yếu, KIDO kỳ vọng sẽ đạt được nhiều thành công hơn do lĩnh vực bánh kẹo chịu ảnh hưởng tính thời vụ mạnh – thời vụ mùa trung thu và Tết, trong khi thực phẩm thiết yếu được tiêu thụ đều đặn trong năm, điểm bán hàng thực phẩm thiết yếu cũng nhiều hơn.

Ông Trần Lệ Nguyên cho rằng, kinh doanh sợ nhất là đầu ra, có đầu ra là không sợ. KIDO đang sở hữu hệ thống logistics và phân phối mạnh nhất Việt Nam với hơn 70.000 điểm bán hàng lạnh và 400.000 điểm bán hàng thực phẩm đóng gói. Với chiến lược M&A, hợp tác với các đối tác quốc tế lớn trong lĩnh vực thực phẩm nhằm tăng chủng loại hàng bán tại các điểm, xây dựng sản phẩm có giá bán cạnh tranh nhưng chất lượng bao bì vượt trội, đáp ứng thị hiếu người dùng ngày càng đa dạng, ước tính 2-3 năm tới đây KIDO có thể sẽ trở thành công ty thực phẩm lớn hàng đầu Việt Nam.

KIDO đang đứng đầu ngành kem, nắm giữ hơn 35% thị trường kem Việt Nam với 2 thương hiệu chính Merino và Celano. Cùng hệ thống với ngành hàng lạnh, KIDO còn có các dòng sản phẩm sữa chua, bánh bao……

tung bi dat cau hoi khi rut khoi mang banh keo kido lo ro tham vong nganh thuc pham viet

Nguồn: Số liệu EuroMonitor

Đối với lĩnh vực dầu ăn, thông qua Dầu Thực vật Tường An và Vocarimex, KIDO trở thành ông trùm dầu ăn khi nắm trong tay khoảng 35% thị trường. KIDO lựa chọn Tường An và Vocarimex bởi đây là 2 doanh nghiệp đang sở hữu các nhà máy sản xuất lớn, hiện đại, cho phép KIDO đạt được những toan tính của mình trong ngành dầu ăn cũng như đáp ứng chuyên môn hóa các dòng sản phẩm từ dầu ăn cao cấp đến dầu ăn phục vụ công nghiệp.

Hơn nữa, để đảm bảo sự hiện diện và độ phủ của mình trong mỗi bữa ăn của các gia đình, KIDO hợp tác với Dabaco và đối tác nước ngoài để đưa ra thị trường thịt gà tươi đông lạnh và các sản phẩm xúc xích, giò chả… chế biến từ gà. KIDO hợp tác liên doanh với Thái Lan sản xuất các dòng sản phẩm gia vị đa dạng như tương ớt. Tất cả những sản phẩm này sẽ được KIDO tung ra trong tương lai gần.

tung bi dat cau hoi khi rut khoi mang banh keo kido lo ro tham vong nganh thuc pham viet

Nguồn: Số liệu Báo cáo tài chính KDC

Việc KIDO nới room ngoại, cho phép nhà đầu tư chiến lược tham gia sâu vào công ty mà không phát hành thêm cổ phần hay bán ra cổ phiếu quỹ phản ánh KIDO hoàn toàn có đủ nguồn lực tài chính. Điều KIDO cần quan tâm giờ là năng lực sản xuất, danh mục sản phẩm sẽ ngày càng đa dạng. Ông Nguyên cũng cho biết, điều này sẽ được giải quyết thông qua việc hợp tác với các đối tác, OEM, liên doanh liên kết mà KIDO đang tiến hành và đẩy mạnh trong năm 2017.

Giới tài chính cho rằng, rủi ro lớn nhất của KIDO hiện không phải dòng tiền, mà là câu chuyện tìm kiếm nhân tài. Nếu KIDO giải quyết được thách thức nói trên chẳng mấy chốc, KIDO sẽ vượt qua Masan cũng như các ông lớn khác trên thị trường để vươn mình thành công ty thực phẩm thiết yếu lớn nhất Việt Nam.

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.