Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,5 đến 1 điểm % sau khi Thông tư 01 hết hiệu lực

VCBS nhận định sau khi Thông tư 01 hết hiệu lực sẽ có mức độ phân hóa mạnh giữa các ngân hàng tùy thuộc vào chất lượng tài sản.
'Nợ xấu sẽ tăng từ 0,5 đến 1 điểm % sau khi Thông tư 01 hết hiệu lực' - Ảnh 1.

Điểm giao dịch của một ngân hàng. (Ảnh: Báo Khánh Hòa).

Trong báo cáo về triển vọng ngành ngân hàng mới đây, CTCP Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo Thông tư 01 cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ sẽ hết hiệu lực vào năm 2021, thời điểm sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát và nhiều nước có thể sản xuất đại trà vắc xin phòng bệnh.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu và tài sản rủi ro của toàn hệ thống đã tăng từ mức trên 3% cuối năm 2019 lên 4,5% vào quí III/2020.

VCBS nhận định với dấu hiệu phục hồi tốt của dư nợ tái cơ cấu, sau khi thông tư hết hiệu lực, tỉ lệ nợ xấu sẽ tăng từ 0,5 đến 1 điểm %  và có mức độ phân hóa mạnh giữa các ngân hàng tùy thuộc vào chất lượng tài sản. 

Các ngân hàng đã thực hiện trích lập mạnh mẽ trong năm 2020 cho các khoản nợ xấu có thể phát sinh trong tương lai sẽ ít phải chịu áp lực tăng trích lập trong năm 2021.

Bên cạnh đó, VCBS cho rằng nợ xấu tăng sẽ tác động lên chi phí trích lập của các ngân hàng dần dần trong vòng 2 năm 2021 và 2022, do dư nợ vẫn có quy trình 360 ngày chậm trả tính từ hạn trả nợ mới để chuyển từ nợ nhóm 1 sang nợ nhóm 5.

Tính đến hết tháng 9, dự nợ tái cơ cấu theo Thông tư 01 của toàn ngành tính đến hết tháng 9 ở mức 3,9%. Trong đó, VPBank có tỉ lệ dư nợ tái cơ cấu là 10,5%, tại TPBank là 7,4%, Eximbank là 6%,...

Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là trong quí III, nhiều ngân hàng không ghi nhận sự gia tăng của dư nợ tái cơ cấu, theo khảo sát của VCBS. Ngoài ra, lợi suất ghi nhận trên danh mục cho vay có sự phân hóa và hồi phục mạnh ở nhóm ngân hàng có chất lượng tài sản tốt. 

Nguyên nhân chính đến từ việc một phần khách hàng tái cơ cấu theo Thông tư 01 đã có dòng tiền và thực hiện trả lãi trở lại sau khi được giãn thời hạn trả lãi ở thời điểm quí II/2020.

Tỉ lệ dư nợ tái cơ cấu theo Thông tư 01 của các ngân hàng niêm yết

VCBS: - Ảnh 1.

Nguồn: Báo cáo của VCBS.


chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.