Ước một cái tết không bài tập về nhà

Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp tết cổ truyền sắp đến là chúng tôi thực hiện một khảo sát nho nhỏ để nắm bắt suy nghĩ, tình cảm của các em học sinh về tết.
uoc mot cai tet khong bai tap ve nha Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhiều ngành
uoc mot cai tet khong bai tap ve nha Ấm áp 'Tết xa nhà' của sinh viên ĐH Công nghệ TP HCM
uoc mot cai tet khong bai tap ve nha Xe 0 đồng đưa hàng trăm sinh viên về quê đón tết
uoc mot cai tet khong bai tap ve nha
Cảnh thầy đồ cho chữ trong một tiết học ngoại khóa của học sinh tại TP.HCM

Đối tượng chúng tôi khảo sát chủ yếu là học sinh (HS) THPT. Câu hỏi chúng tôi đưa ra khá phong phú, trong đó có các câu tiêu biểu như: Theo các bạn "tết" là gì? Ngày tết các bạn và gia đình thường có những sinh hoạt nào? Làm thế nào để tết cổ truyền của dân tộc có ý nghĩa nhiều hơn với tuổi trẻ?...

Kết quả khảo sát, gần 100% số HS được hỏi cho rằng, tết là một dịp đặc biệt để đoàn tụ, gắn kết gia đình. Đây là dịp để mọi người tìm và nhớ về tổ tiên dòng tộc. Như vậy, dù hầu hết các em không hiểu hết nguồn gốc xa xưa của tết, song kết quả này cho thấy một tín hiệu tích cực trong suy nghĩ của HS về truyền thống này của dân tộc.

Phần lớn HS cho rằng ngày tết đến thường giúp cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, bày biện trái cây, phụ giúp chợ búa, gói bánh... Đặc biệt, hơn 50% HS cho biết thích thú nhất là được đi lễ chùa cầu lộc, được về quê chúc tết ông bà nội ngoại, thân thích.

Đáng bàn nhất là ở câu hỏi khảo sát làm thế nào để tết cổ truyền của dân tộc có ý nghĩa hơn với tuổi trẻ trong bối cảnh hội nhập toàn cầu mãnh liệt như hiện nay. Nhiều HS đưa ra lời khuyên rất thiết thực rằng: Để tết có ý nghĩa, giới trẻ nên hạn chế những phương tiện hiện đại như điện thoại, Facebook, mà hãy "tương tác" với mọi người bằng "sự gần gũi, thân thiết".

Nhiều HS cũng tỏ ra lo lắng về sự mai một của tết cổ truyền nên đưa ra nhiều giải pháp rất cụ thể như: Hình thành cho HS ý thức tôn trọng bằng nhiều bài học giáo dục cụ thể. Tạo thêm nhiều "sân chơi" để các em có điều kiện trải nghiệm thực tế những nét văn hóa của tết cổ truyền trong học đường.

Một nữ sinh lớp 10 lo lắng: "Cần giáo dục ý thức của người trẻ để tránh xảy ra những hiện tượng xấu trong dịp lễ tết như chen chúc vào chùa cầu may, xô đẩy, giẫm đạp nhau để lấy lộc". Một số cho rằng nhạc xuân hiện nay rất nghèo nàn, nên mong muốn có thêm nhiều bài hát mới, vui nhộn về tết.

Những năm trở lại đây, các kỳ nghỉ tết thường khá dài; vì vậy một số giáo viên đã giao bài tập về nhà cho HS để nhắc các em vui xuân nhưng... không quên nhiệm vụ. Vì vậy khá nhiều HS mong muốn được nghỉ tết thảnh thơi, ít bài vở. "Em ước có một cái tết không có bài tập về nhà!", một HS lớp 12 viết.

uoc mot cai tet khong bai tap ve nha Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhiều ngành

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM dự kiến tuyển 3.500 chỉ tiêu năm 2018. Năm nay, trường sẽ xét tuyển dựa vào kết ...

uoc mot cai tet khong bai tap ve nha Ấm áp 'Tết xa nhà' của sinh viên ĐH Công nghệ TP HCM

Tết là dịp để trở về đoàn tụ với gia đình, cùng đón khoảnh khắc giao thừa... Tuy nhiên, vẫn còn có những người do ...

uoc mot cai tet khong bai tap ve nha Xe 0 đồng đưa hàng trăm sinh viên về quê đón tết

Ngày 6/2, hàng nghìn sinh viên các trường ĐH TP.HCM về quên đón tết trên Chuyến xe đoàn viên với giá 0 đồng.

chọn
Hình hài tuyến Vành đai 3 TP HCM đang xây dựng qua Thủ Đức
Tuyến vành đai 3 đi qua TP Thủ Đức dài khoảng 15 km, đi qua các phường bao gồm Long Trường, Trường Thạnh, Long Thạnh Mỹ và Long Bình. Gói thầu xây dựng tuyến Vành đai 3 qua TP Thủ Đức là gói thầu thứ 3 của dự án vành đai 3 TP HCM.