Ước tính chi phí cho thực đơn tiết kiệm cho 2 vợ chồng trong 30 ngày

Sống ở thành phố nơi mức sống cao, cộng thêm vật giá leo thang, nhiều cặp vợ chồng phải chật vật trong việc tiết kiệm tiền ăn uống cho mục tiêu mua nhà. Nếu chưa có lộ trình cụ thể, bạn có thể tham khảo thực đơn sau đây và điều chỉnh cho phù hợp với gia đình nhỏ của mình.

Gợi ý chi tiết thực đơn tiết kiệm cho 2 vợ chồng trong 1 tháng

Đối với nhiều cặp vợ chồng, tiết kiệm chi phí ăn uống là một trong những “thượng sách” cho việc tích cóp lâu dài và hiện thực hóa mục tiêu mua nhà trong thời gian sớm nhất.

Thông thường, để tối ưu thời gian cho công việc, hầu hết các cặp vợ chồng đều lựa chọn ăn sáng ở bên ngoài với nhiều lựa chọn từ cơm, bún, phở,... đến xôi, bánh mì, bánh bao,...

Đối với bữa trưa, trong trường hợp nơi làm việc không cung cấp sẵn phần ăn, nhiều người thường mang cơm đi làm để tiết kiệm chi phí triệt để và tận dụng thời gian cho việc nghỉ ngơi.

Trong khi đó, bữa tối là một trong những bữa cần “cơm nhà” nhất và nhìn chung là mọi người đều lựa chọn nấu bữa cơm tối để có thể quây quần cùng nhau sau một ngày.

Ảnh: Zing

Việc lên sẵn thực đơn cho các ngày trong tuần sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc mua sắm thực phẩm, từ đó dễ dàng cân đối và so sánh chi tiêu để tiết kiệm tiền một cách hiệu quả nhất.

Trung bình, ngân sách mà nhiều cặp vợ chồng Việt đưa ra cho một bữa ăn nhà nấu sẽ vào khoảng 100.000 đồng. Con số này không quá lớn nhưng cũng không hề nhỏ cho một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng nếu bạn biết cách lên món và kết hợp món ăn hợp lý.

Để có thể dễ dàng hình dung một thực đơn tiết kiệm cho gia đình hai người, bạn có thể tham khảo các món ăn được gợi ý theo từng ngày sau đây. Thực đơn này được tính cho một bữa ăn, do đó bạn hoàn toàn có thể áp dụng linh hoạt cho bữa trưa hoặc bữa tối.

Ảnh: Thảo Vy

Với bảng thực đơn trên, mỗi bữa ăn bạn có thể tiết kiệm 5.000 - 50.000 đồng từ tổng 100.000 đồng ngân sách. Chi tiết chi phí cho từng bữa ăn được gợi ý như sau:

Ngày

Chi phí cho một bữa ăn (đồng)

Khoản tiết kiệm được (đồng)

1

70.000

30.000

2

50.000

50.000

3

80.000

20.000

4

95.000

5.000

5

80.000

20.000

6

70.000

30.000

7

60.000

40.000

8

50.000

50.000

9

50.000

50.000

10

80.000

20.000

11

70.000

30.000

12

75.000

25.000

13

60.000

40.000

14

70.000

30.000

15

70.000

30.000

16

80.000

20.000

17

90.000

10.000

18

50.000

50.000

19

60.000

40.000

20

90.000

10.000

21

70.000

30.000

22

60.000

40.000

23

80.000

20.000

24

60.000

40.000

25

70.000

30.000

26

50.000

50.000

27

70.000

30.000

28

40.000

60.000

29

80.000

20.000

30

70.000

30.000

TỔNG

2.050.000

950.000

*Lưu ý, chi phí nêu trên chỉ là mức bình quân dựa trên giá cả thị trường được khảo sát. Mức giá có thể thay đổi tùy vào nơi và thời điểm mà bạn chọn mua thực phẩm.

Có thể thấy, mỗi tháng bạn có thể tiết kiệm khoảng 950.000 đồng/bữa với các món ăn được gợi ý trong thực đơn trên. Như vậy, nếu tính cho một năm, bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 11.400.000 đồng từ mức ngân sách bình quân mà hai vợ chồng đưa ra cho một bữa ăn.

Tuy là một con số không quá lớn, song “tích tiểu thành đại”, nếu bạn kết hợp khoản này với việc cắt giảm các chi phí khác, bạn sẽ dễ dàng tối ưu thời gian chạm tới giấc mơ sở hữu một căn nhà cho riêng mình.

Chưa kể, khoản tiết kiệm của hai vợ chồng và khoản thu nhập gia tăng qua từng năm cũng là “chìa khóa” quan trọng để “mở” cánh cửa căn nhà của bạn trong tương lai không xa.

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.